[Hóa 11] Bài tập phản ứng trao đổi ion(P.3)

D

dany_crazy_lovefam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. Dung dịch A chứa [TEX]NaOH 0.5 M[/TEX] và [TEX]KOH 1M[/TEX].Dung dịch B chứa [TEX]HCL 0.5M , H_2SO_4 0.25M[/TEX]( coi [TEX]H_2SO_4[/TEX] phân li hoàn toàn cả 2 nấc) .Trộn 2 dung dịch trên theo tỉ lệ 1:1 về thể tích, thu đc 200ml dung dịch X.
a. Dung dịch x có chữa những ion nào? Viết phương trình ion.
b.Tính khối lượng muối khan thu đc khi cô cạn dung dịch X,
Bài 2. Trộn 200ml dung dịch X chứa [TEX]NaOH 1M, Ba(OH)_2 0.5M[/TEX] với 300ml dung dịch Y chứa [TEX]HCL 1.5M, H_2SO_4 0.5M[/TEX] thu được 500ml dung dịch Z mà a gam kết tủa.Coi [TEX]H_2SO_4, Ba(OH)_2[/TEX] phân li hoàn toàn cả 2 nấc.
a. Viết phương trình phản ứng ion có thể xảy ra
b. Tính m và [TEX]C_M[/TEX] của các ion có trong dung dịch Z.
Bài 3.Có 500ml dung dịch chứa [TEX]NH_4^+,Na^+,CO_3^2-,SO_4^2-[/TEX].Tiến hành các thí nghiệm sau :
-Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với HCL dư thu đc 2.24 lít CO2
-Lấy 100ml dung dịch X tác dụng vs [TEX]BaCl_2[/TEX] dư thu đc [TEX][/TEX]43 g kết tủa.
-Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu đc 4.48 lít khí dktc.
Tính khối lượng muối có trong 500ml dung dịch X
Bài 4. Có 2 dung dịch X và Y, mỗi dung dịch đều chứa 2 cation và 2 anion trong số các ion sau (không trùng nhau): 0.15 mol [TEX]K^+[/TEX],0.02 mol [TEX]Ca^2+[/TEX] , 0.25 mol [TEX]Na^+[/TEX] ,0.26 mol [TEX]H^+[/TEX] , 0.1 mol [TEX]CL^-[/TEX], 0.05 mol [TEX]SO_4^2-[/TEX],0.2 mol [TEX]NO_3^-[/TEX], 0.15 mol [TEX]CO_3^2-[/TEX].Xác định thành phần các ion trong 2 dung dịch X và Y.
Bài 5. Dung dịch X chứa 0.03 mol [TEX]Na^+[/TEX],0.01 mol [TEX]K^+[/TEX], a mol [TEX]CO_3^2-[/TEX] ,2a mol [TEX]HCO_3^-[/TEX]. Để phản ứng hết với dung dịch X trên cần bao nhiêu thể tích dung dịch Hcl 0.1M.
Bài 6. Trộn 3 dung dịch [TEX]H_2SO_4 0.1M[/TEX], [TEX]HNO_3 0.2M[/TEX] , [TEX]HCL 0.3 M[/TEX], với những thể tích bằng nhau thu đc dung dịch X.Trung hòa 200 ml dung dịch X cần dùng V lít dung dịch Y gồm [TEX]NaOH 0.2M[/TEX] và [TEX]KOH 0.15M[/TEX].Tính V
 
S

socviolet

Bài 1. Dung dịch A chứa [TEX]NaOH 0.5 M[/TEX] và [TEX]KOH 1M[/TEX].Dung dịch B chứa [TEX]HCl 0.5M , H_2SO_4 0.25M[/TEX]( coi [TEX]H_2SO_4[/TEX] phân li hoàn toàn cả 2 nấc) .Trộn 2 dung dịch trên theo tỉ lệ 1:1 về thể tích, thu đc 200ml dung dịch X.
a. Dung dịch x có chữa những ion nào? Viết phương trình ion.
b.Tính khối lượng muối khan thu đc khi cô cạn dung dịch X,
200ml dd X=100ml dd A+100ml dd B.
a) $n_{NaOH}=0,05; n_{KOH}=0,1 => \Sigma n_{OH^-}=0,15$
$n_{HCl}=0,05; n_{H_2SO_4}=0,025 => \Sigma n_{H^+}=0,1$
H+ + OH- ---> H2O
0,1-->0,1mol
=> OH- dư: 0,05mol
Dd X chứa: Na+ 0,05mol; K+ 0,1mol; Cl- 0,05mol; SO4(2-) 0,025mol và OH- 0,05mol.
b) => m muối dễ dàng quá mà :D.
Bài 2. Trộn 200ml dung dịch X chứa [TEX]NaOH 1M, Ba(OH)_2 0.5M[/TEX] với 300ml dung dịch Y chứa [TEX]HCL 1.5M, H_2SO_4 0.5M[/TEX] thu được 500ml dung dịch Z mà a gam kết tủa.Coi [TEX]H_2SO_4, Ba(OH)_2[/TEX] phân li hoàn toàn cả 2 nấc.
a. Viết phương trình phản ứng ion có thể xảy ra
b. Tính m và [TEX]C_M[/TEX] của các ion có trong dung dịch Z.
Có ý tương tự bài 1 nhé!
Bài 3.Có 500ml dung dịch chứa [TEX]NH_4^+,Na^+,CO_3^2-,SO_4^2-[/TEX].Tiến hành các thí nghiệm sau :
-Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với HCL dư thu đc 2.24 lít CO2
-Lấy 100ml dung dịch X tác dụng vs [TEX]BaCl_2[/TEX] dư thu đc [TEX][/TEX]43 g kết tủa.
-Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu đc 4.48 lít khí dktc.
Tính khối lượng muối có trong 500ml dung dịch X
+) $n_{CO_2}=0,1=n_{CO_3^{2-}}$
+) 43g kt là BaCO3 và BaSO4. Ta có: $n_{BaCO_3}=n_{CO_3^{2-}}=0,1 => n_{BaSO_4}=\frac{43-0,1.197}{233}=0,1=n_{SO_4^{2-}}$
+) 4,48 lit khí là NH3: NH4+ + OH- ---> NH3 + H2O
$n_{NH_4^+}=n_{NH_3}=0,2$
Cuối cùng dùng BTĐT để tính $n_{Na^+}$, từ đó tính được khối lượng muối, nhớ nhân 5 lên nhé :D!
Bài 4. Có 2 dung dịch X và Y, mỗi dung dịch đều chứa 2 cation và 2 anion trong số các ion sau (không trùng nhau): 0.15 mol [TEX]K^+[/TEX],0.02 mol [TEX]Ca^2+[/TEX] , 0.25 mol [TEX]Na^+[/TEX] ,0.26 mol [TEX]H^+[/TEX] , 0.1 mol [TEX]CL^-[/TEX], 0.05 mol [TEX]SO_4^2-[/TEX],0.2 mol [TEX]NO_3^-[/TEX], 0.15 mol [TEX]CO_3^2-[/TEX].Xác định thành phần các ion trong 2 dung dịch X và Y.
- Trước hết để đáp ứng điều kiện là dd thì các ion trong từng dd sẽ không phản ứng với nhau. Như vậy thì Ca(2+) sẽ không ở trong cùng 1 dd với CO3(2-) và SO4(2-).
- Thứ 2, trong 1 dd thì cần phải tuân theo ĐLBTĐT. Như vậy, ta có thể chọn được:
+) Dd X: Na+ 0,25mol; K+ 0,15mol; SO4(2-) 0,05mol và CO3(2-) 0,15mol.
+) Dd Y: Ca(2+) 0,02mol; H+ 0,26mol; Cl- 0,1mol và NO3- 0,2mol.
Bài 5. Dung dịch X chứa 0.03 mol [TEX]Na^+[/TEX],0.01 mol [TEX]K^+[/TEX], a mol [TEX]CO_3^2-[/TEX] ,2a mol [TEX]HCO_3^-[/TEX]. Để phản ứng hết với dung dịch X trên cần bao nhiêu thể tích dung dịch Hcl 0.1M.
BTĐT: $0,03+0,01=2a+2a => a=0,01 => n_{CO_3^{2-}}=0,01; n_{HCO_3^-}=0,02$
CO3(2-) + 2H+ ---> CO2 + H2O
0,01------>0,02mol
HCO3- + H+ ---> CO2 + H2O
0,02--->0,02mol
=> $\Sigma n_{H^+} => V$ (tự tính nhé :D).
Bài 6. Trộn 3 dung dịch [TEX]H_2SO_4 0.1M[/TEX], [TEX]HNO_3 0.2M[/TEX] , [TEX]HCL 0.3 M[/TEX], với những thể tích bằng nhau thu đc dung dịch X.Trung hòa 200 ml dung dịch X cần dùng V lít dung dịch Y gồm [TEX]NaOH 0.2M[/TEX] và [TEX]KOH 0.15M[/TEX].Tính V
Bài này cũng có ý tương tự bài 1 nhé! Có điều thắc mắc là 200ml dung dịch hay là 300 vậy :-? ?
 
D

dany_crazy_lovefam

Bài đấy là 200ml bạn à !! Mình cũng không hiểu ? Nếu là thể tích bằng nhau thì phải là 300ml dung dịch chứ??? Hay là cô mình sửa đề bài để khó lên T.T
 
Top Bottom