[hóa 11] bài tập ôn hóa 11 hữu cơ

C

choro_elf

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. cho hỗn hợp gồm C2H2 và H2 qua Ni nung nóng. Hỗn hợp khí tạo thành cho lội qua 1 bình chứa dd AgNO3/NH3 dư thì có 0,72g kết tủa, rồi dẫn tiếp qua 2 bình chứa dd brom( dư),thì thấy khối lượng bình tăng lên 0,98g và thể tích khí còn lại là 1200ml. Đốt cháy khí này thu được 300ml CO2.
a. Tính thể tích C2H2 và H2 trong hỗn hợp ban đầu.
b.Tính tỉ lệ C2H2 không phản ứng với H2.
2. Cho 6,72 lít hỗn hợp X gồm C2H2 và 1 anken A ở đktc qua dd AgNO3/NH3 dư thì có 24g kết tủa. Nếu cũng cho hỗn hợp trên qua dd brom dư thì khối lượng bình brom tăng 13,8g.
a. Tìm CTPT của A và viết CTCT của A, gọi tên
b. Xác định CTCT đúng của A , biết khi cho A hợp nước chỉ tạo 1 ancol duy nhất. Viết PTPƯ.
c. Cho hỗn hợp gồm: A, anken B(đồng đẳng kế tiếp của A) và 1 lượng H2 qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y chỉ có 2 ankan. Biết d Y/H2= 25. Tìm CTPT của B.
3. Đốt cháy 100cm3 hồn hợp khí gồm H2, 1 ankan, 1 ankin thu được 210cm3 CO2. nếu đun 100cm3 hỗn hợp với bột Ni thì chỉ còn 70cm3 một hiđrocacbon duy nhất. Các thể tích đo ở đktc.
a. Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon trên và thành phần % thể tích của hỗn hợp đầu
b. Tính thể tích oxi cần để đốt cháy 100cm3 hồn hợp
4. đốt cháy 3cm3 hỗn hợp 2 ankin A,B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tạo thành 11cm3 CO2( các thể tích đo trong cùng điều kiện)
a. tìm CTPT của A,B và %thể tích mỗi chất trong hỗn hợp biết MA<MB
B. Lấy 3,36 lít(đktc) hỗn hợp trên cho qua dd AgNO3/NH3 thì được 7,35g kết tủa.Định CTCT của A,B
 
S

socviolet

1. cho hỗn hợp gồm C2H2 và H2 qua Ni nung nóng. Hỗn hợp khí tạo thành cho lội qua 1 bình chứa dd AgNO3/NH3 dư thì có 0,72g kết tủa, rồi dẫn tiếp qua 2 bình chứa dd brom( dư),thì thấy khối lượng bình tăng lên 0,98g và thể tích khí còn lại là 1200ml. Đốt cháy khí này thu được 300ml CO2.
a. Tính thể tích C2H2 và H2 trong hỗn hợp ban đầu.
b.Tính tỉ lệ C2H2 không phản ứng với H2.
a) 0,72g kt là Ag2C2 => $n_{C_2H_2}$ dư = $n_{Ag_2C_2}=0,003$
0,98g khối lượng tăng là $m_{C_2H_4}$ => $n_{C_2H_4}=0,035$
$n_{CO_2}= \frac{0,3}{22,4}$ (sao lẻ vậy?) => $n_{C_2H_6}=\frac{0,15}{22,4}$
=> $\Sigma n_{C_2H_2} = n_{C_2H_2}$dư + $n_{C_2H_4}+n_{C_2H_6}$ = ... (bạn tự tính nhé).
$n_{H_2}$ dư = $\frac{1,2}{22,4} - \frac{0,15}{22,4} = \frac{6}{34}$
=> $\Sigma n_{H_2} = n_{C_2H_4} + 2n_{C_2H_6} + n_{H_2}$dư = ...
b) Dễ rồi nhé ^^~.
2. Cho 6,72 lít hỗn hợp X gồm C2H2 và 1 anken A ở đktc qua dd AgNO3/NH3 dư thì có 24g kết tủa. Nếu cũng cho hỗn hợp trên qua dd brom dư thì khối lượng bình brom tăng 13,8g.
a. Tìm CTPT của A và viết CTCT của A, gọi tên
b. Xác định CTCT đúng của A , biết khi cho A hợp nước chỉ tạo 1 ancol duy nhất. Viết PTPƯ.
c. Cho hỗn hợp gồm: A, anken B(đồng đẳng kế tiếp của A) và 1 lượng H2 qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y chỉ có 2 ankan. Biết d Y/H2= 25. Tìm CTPT của B.
a) $n_X = 0,3; n_{C_2H_2} = n_{Ag_2C_2} = 0,1$ => $n_{anken}=0,3-0,1=0,2$
Khối lượng bình Brom tăng = $m_{C_2H_2} + m_{anken} \\ = 0,1.26 + 0,2.M_A \\ = 13,8$
=> $M_A=56$ => A là C4H8: butan.
b) Vì A + nước cho 1 ancol => A là 2-metylpropan.
c) B là đồng đẳng kế tiếp C4H8 nên B có thể là C3H6 hoặc C5H10.
Y sẽ gồm C4H10 và 1 ankan được tạo ra từ B.
Có: $\overline{M}_Y=50 < M_{C_4H_{10}}$ => Ankan được tạo ra từ B phải có M < 50
=> B là C3H6.
3. Đốt cháy 100cm3 hồn hợp khí gồm H2, 1 ankan, 1 ankin thu được 210cm3 CO2. nếu đun 100cm3 hỗn hợp với bột Ni thì chỉ còn 70cm3 một hiđrocacbon duy nhất. Các thể tích đo ở đktc.
a. Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon trên và thành phần % thể tích của hỗn hợp đầu
b. Tính thể tích oxi cần để đốt cháy 100cm3 hồn hợp
a) Vì khi đun hỗn hợp với Ni chỉ thu được 1 hidrocacbon duy nhất nên số C của ankan = ankin, và $n_{H_2}=2n_{ankin}$, hay $V_{H_2}=2V_{ankin}$
Gọi $V_{ankan}=x; V_{ankin}=y \to V_{H_2}=2y \to \left\{\begin{matrix}x+y+2y=100 \\ x+y=70 \end{matrix}\right. \to \left\{\begin{matrix}x=55 \\ y=15 \end{matrix}\right.$
Gọi số C trong ankan = ankin = n => $V_{CO_2} = 70n = 210$ => n = 3.
Vậy hỗn hợp đầu gồm: $C_3H_8: 55cm^3 \\ C_3H4: 15cm^3 \\ H_2: 30cm^3$
=> %V.
b) Viết PT ra rồi tính nhé!
4. đốt cháy 3cm3 hỗn hợp 2 ankin A,B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tạo thành 11cm3 CO2( các thể tích đo trong cùng điều kiện)
a. tìm CTPT của A,B và %thể tích mỗi chất trong hỗn hợp biết MA<MB
B. Lấy 3,36 lít(đktc) hỗn hợp trên cho qua dd AgNO3/NH3 thì được 7,35g kết tủa.Định CTCT của A,B
a) Số C trung bình = $\frac{11}{3} = 3,67$ => 2 ankin là C3H4 và C4H6.
Gọi $V_{C_3H_4}=x; V_{C_4H_6}=y \to \left\{\begin{matrix}x+y=3 \\ 3x+4y=11 \end{matrix}\right. \to \left\{\begin{matrix} x=1 \\ y=2 \end{matrix}\right.$
=> %V.
b) Vì tỉ lệ thể tích C3H4:C4H6 = 1:2 => $n_{C_3H_4}=0,05; n_{C_4H_6}=0,1$
C3H4 chắc chắn có 1 LK ba đầu mạch => tạo kết tủa $AgC\equiv C-CH_3$ (C3H3Ag).
$n_{C_3H_3Ag}=n_{C_3H_4}=0,05 => m_{C_3H_3Ag}=7,35 = m_{kt}$.
Vậy C4H6 k có LK ba ở đầu mạch => CTCT: $CH_3-C\equiv C-CH_3$.
Còn C3H4 chỉ có 1 CTCT: $HC\equiv C - CH_3$
 
Top Bottom