[Hoá 11]Bài tập HNO3

A

alvin_123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người làm giúp em bài này với :D:D:D:D:

Cho 37,62 g hôn hợp gồm [TEX]Fe_3[/TEX][TEX]O_4[/TEX] và kim loại M vào dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] đun nóng, khuấy đều để phản ứng hoàn toàn. Thu được 44,8 lít [TEX]NO_2[/TEX] (Sản phẩm khử duy nhất, đktc), đung dịch A và 1,92 g kim loại M. Cho 1,92 g kim loại M vào 50ml dung dịch [TEX]H_2[/TEX][TEX]SO_4[/TEX] 1M và [TEX]KNO_3[/TEX] 0,3M khuấy đều thì thu được dung dịch B và V lít [TEX]NO_2[/TEX] (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho đung dịch [TEX]NH_3[/TEX] dư vào dung dịch A thu được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 24g chất rắn C.
a) Tìm kim loại M biết M có hóa trị không đổi và phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b) Tính giá trị của V.

Khó quá@-)@-)@-)


Chú ý: Hoá 11 + Tiêu đề
Vâng, em quên mất :)
 
Last edited by a moderator:
P

phamthimai146

Cho 37,92 g hôn hợp gồm
latex.php
latex.php
và kim loại M vào dung dịch
latex.php
đun nóng, khuấy đều để phản ứng hoàn toàn. Thu được 4,48 lít
latex.php
(Sản phẩm khử duy nhất, đktc), đung dịch A và 1,92 g kim loại M. Cho 1,92 g kim loại M vào 50ml dung dịch
latex.php
latex.php
1M và
latex.php
0,3M khuấy đều thì thu được dung dịch B và V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho đung dịch
latex.php
dư vào dung dịch A thu được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 24g chất rắn C.
a) Tìm kim loại M biết M có hóa trị không đổi và phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b) Tính giá trị của V.

Gọi a, b là số mol M và Fe3O4 phản ứng ==> Ma + 232b = 37,92 - 1,92 = 36 (1)
Vì kim loại còn dư, ==> ddA có muối Fe2+
$M - ne \to M^{n+}$
a-----na
$Fe_3O_4 + 2e \to 3 Fe^{2+}$
b---------------2b-------3b
$N^{5+} + e \to N^{4+}$
-------------0,2------0,2
Bảo toàn mol e : na = 2b + 0,2 (2)
Khi cho $NH_3$ dư vào dd A chắc chắn có hết tủa $Fe(OH)_2$ 3b mol và có thể có $M(OH)_n$ a mol

TH 1 : Nếu có $Fe(OH)_2$ 3b mol và $M(OH)_n$ a mol ==> $Fe_2O_3$ 1,5b mol và $M_2O_n$ 0,5a mol
khối lượng rắn = 160*1,5b + 0,5a*(2M + 16n) = 24 ==> Ma + 240b + 8na = 24 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) ==> loại

TH 2 : Nếu chỉ có $Fe(OH)_2$ 3b mol ==> khi nung cho $Fe_2O_3$ 1,5b mol
==> mol rắn = 1,5b = 24/160 0,15 ==> b = 0,1
(1) ==> Ma = 12,8 và (2) ==> na = 0,4 ==> M = 32n ==>n = 2 và M là Cu

Số mol các chất : Cu 0,03 mol, KNO3 0,015 , mol H2SO4 = 0,05
3 Cu + 2 KNO3 + 3 H2SO4 --> 3 CuSO4 + 2 NO + K2SO4 + 3 H2O
0,0225-----0,015-----0,0225---------------------0,015
Thể tích khí V = 22,4*0,015 = 0,336 lít
 
Top Bottom