[hóa 11] Bài tập chương điện li

P

phaleaoanh4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Dung dịch A chứa K2SO4 0,1M ; NaCl 0,2M ; KCl 0,1M .Để pha chế 0,5 lít dung dịch A cần bao nhiêu gam Na2SO4 và KCl ?
2. Một loại dịch vị của người đau dạ dày là lượng axit HCl cao. Để dịu cơn đau người ta thường uống "thuốc muối" NaHCO3. Giải thích ?
3.Bằng thí nghiệm hóa học nào xác định trong dung dịch CuSO4 có 2 loại ion ?
4.Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ : muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O), muối iot(NaCl + Kl). Hãy dùng các phản ứng hóa học để phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng . @-)
 
M

meoluoi95tb

3, cho td với Ba(OH)2
sau pu tạo kết tủa trắng và dd có màu xanh lam của Cu2+
2,vì NaHCO3 sẽ pu với HCl tọa muối, khí CO2\Rightarrowlàm giảm bớt lượng HCl
1,trong 0,5l dd A có
nK+=0,15
nCl-=0,15
\Rightarrown KCl=0,15\Rightarrowm=
nSO4(2-)=0,05
n Na+=0,1
\Rightarrown Na2SO4=0,05\Rightarrowm
4,hòa các chất cần nhận biết vào nước
dùng hồ tinh bột\Rightarrownhận biết đc muối iốt
dùng tiếp Ca(OH)2
\Rightarrowchỉ có kết tủa trắng\Rightarrowphèn chua
có kết tủa trắng và khí mùi khai thoát lên\Rightarrowbột nở
có khí thoát lên\Rightarrowgiấm ăn
còn lại ko co ht gi thì đó là muối ăn
 
S

socviolet

1. Dung dịch A chứa K2SO4 0,1M ; NaCl 0,2M ; KCl 0,1M .Để pha chế 0,5 lít dung dịch A cần bao nhiêu gam Na2SO4 và KCl?
Dd A:
K2SO4 ---> 2K+ + SO4(2-)
0,1--------->0,2--->0,1M
NaCl ---> Na+ + Cl-
0,2------>0,2-->0,2M
KCl ---> K+ + Cl-
0,1---->0,1-->0,1M
=> Dd A gồm K+ 0,3M; Cl- 0,3M; Na+ 0,2M và SO4(2-) 0,1M
0,5 lit A gồm: K+ 0,15mol; Cl- 0,15mol; Na+ 0,1mol và SO4(2-) 0,05mol
=> Cần 0,15mol KCl và 0,05mol Na2SO4 để pha chế A => khối lượng.
2. Một loại dịch vị của người đau dạ dày là lượng axit HCl cao. Để dịu cơn đau người ta thường uống "thuốc muối" NaHCO3. Giải thích?
Vì gốc HCO3- trong NaHCO3 có tính bazơ yếu tương đối an toàn và có thể trung hoà được H+ trong dạ dày.
H+ + HCO3- ---> CO2 + H2O
Khí CO2 bay ra cũng chính là lý do mà người đau dạ dày sau khi uống thuốc thường ợ hơi bạn nhé :D!
3.Bằng thí nghiệm hóa học nào xác định trong dung dịch CuSO4 có 2 loại ion?
- Thí nghiệm 1: Cho dd CuSO4 t/d với NaOH ~~> thấy xuất hiện kết tủa xanh chứng tỏ có Cu2+: Cu(2+) + 2OH- ---> Cu(OH)2
- Thí nghiệm 2: Cho dd CuSO4 t/d với dd Ba(NO3)2 ~~> thấy xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có SO4(2-): Ba(2+) + SO4(2-) ---> BaSO4
4.Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ : muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O), muối iot(NaCl + Kl). Hãy dùng các phản ứng hóa học để phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng .
Tớ đã làm bài này ở đây rồi, bạn tham khảo nhé :D!
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2023808#post2023808
socviolet said:
Thì viết PT điện li ra xem trong dung dịch nó chứa ion nào!
- Muối ăn: NaCl ---> Na+ + Cl-
- Bột nở: NH4HCO3 ---> NH4+ + HCO3-
- Giấm: CH3COOH $\rightleftharpoons$ CH3COO- + H+
- Phèn chua: KAl(SO4)2.12H2O ---> K+ + Al3+ + $SO_4^{2-}$
- Muối iot: NaCl ---> Na+ + Cl-; KI ---> K+ + I-
Từ đó chỉ cần nhận ra ion trong dung dịch là được. Đầu tiên cho NaOH vào thì:
- K hiện tượng: Muối ăn, giấm, muối iot.
- Khí mùi khai: Bột nở.
PT: NH4+ + OH- ---> NH3 + H2O
HCO3- + OH- ---> $CO_3^{2-}$ + H2O
- Kết tủa keo bị hoà tan nếu NaOH dư: Phèn chua.
PT: Al3+ + 3OH- ---> Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- ---> AlO2- + 2H2O
Nhận ra mấy dung dịch còn lại bằng AgNO3 nhé!
- Kết tủa trắng: Muối ăn (PT dễ quá k viết đâu :p)
- Kết tủa vàng đậm: Muối iot (Mặc dù kết tủa gồm AgCl-trắng và AgI-vàng đậm nhưng mà trắng vs vàng thì vàng nó lấn át nhé!)
- Còn lại giấm.
 
Top Bottom