[Hóa 11] Bà tập CO

C

chiplglte2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mn giúp em vài câu nha, tại đang giải thử đề mà có mấy câu bí quá nên lên đây hỏi, mong mn trả lời hết, cặn kẽ càng tốt :p
1. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam CuO, Al2O3, Fe2O3 ở nhiệt độ cao, một thời gian người ta thu được 7,56g hỗn hợp gồm các chất rắn khác nhau, đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,896 lít khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 21. Tính m
2. NaNO3 + ? -> NO
3. (phần này bên nâng cao tụi em chưa học nhưng chắc bên cơ bản học rồi nên mới có phần này)
Đốt cháy hoàn toàn 6 gam một chất hữu cơ A chỉ thu được 8,8g CO2 và 3,6g H2O.
a/ Tìm công thức đơn giản nhất của A.
b/ Xác định công thức phân tử của A. Nếu đặt d là tỉ khối của A đối với không khí thì 1,5 < d < 2,5 . Biết M của không khí bằng 29.
4.Cho 0,11 mol Zn, 0,1 mol Al và 4 gam MgO + HNO3 loãng vừa đủ được 1,12 lít N2 (duy nhất ở đktc) và dung dịch A. Tính số mol HNO3 cần dùng (pứ xảy ra hoàn toàn).
Tks mn
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com


3.Đốt cháy hoàn toàn 6 gam một chất hữu cơ A chỉ thu được 8,8g CO2 và 3,6g H2O.
a/ Tìm công thức đơn giản nhất của A.
b/ Xác định công thức phân tử của A. Nếu đặt d là tỉ khối của A đối với không khí thì 1,5 < d < 2,5 . Biết M của không khí bằng 29.

$n_{CO_2}$ = 0,2 mol $n_{H_2O}$ = 0,2 mol

$m_C$ = 2,4 g $m_H$ = 0,4g
--> $m_O$ = 3,2 g --> $n_O$ = 0,2 mol

Gọi A: $C_xH_yO_z$
ta có: x : y = $n_{CO_2}$ : 2$n_{H_2O}$ = 1 : 2

$C_xH_{2x}O_z + \dfrac{3x-z}{2}O_2 \rightarrow xCO_2 + xH_2O$
$ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,2 \ \ \ \ \ \ \ 0,2 \ \ \ \ \ \ \ \ $

ta có: $\dfrac{3x-z}{2} = x$ \Leftrightarrow x = z

--> A: $CH_2O$

b/
43,5 < $M_A$ < 72,5
\Leftrightarrow 43,5 < (12+1+16)n < 72,5
\Leftrightarrow 1,5 < n < 2,5
vì n nguyên dương --> n = 2

A: $C_2H_4O_2$
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com


4.Cho 0,11 mol Zn, 0,1 mol Al và 4 gam MgO + HNO3 loãng vừa đủ được 1,12 lít N2 (duy nhất ở đktc) và dung dịch A. Tính số mol HNO3 cần dùng (pứ xảy ra hoàn toàn).

$n_{e nhận}$ = 0,05.5 = 0,25 mol

Tổng $NO_3^-$ dùng = số mol NO_3- tạo muối + số mol NO_3- tạo ra $N_2$

$MgO + 2HNO_3 \rightarrow Mg(NO_3)_2 + H_2O$
0,1mol--------------------------0,1mol

$Al --> Al^{+3} + 3e$
0,1---------------0,3
$Zn ---> Zn^{+2} + 2e$
0,11---------------------0,22

= 0,11.2 + 0,1.3 + 0,1.2 + 0,25 = 0,97 mol = $n_{HNO_3}$ cần dùng
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com


Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam CuO, Al2O3, Fe2O3 ở nhiệt độ cao, một thời gian người ta thu được 7,56g hỗn hợp gồm các chất rắn khác nhau, đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,896 lít khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 21. Tính m

Áp dụng sơ đồ đường chéo: $n_{NO}$ = 0,01 mol $n_{NO_2}$ = 0,03mol

$N^{+5} + 3e \rightarrow N^{+2}$
$ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,03 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,01$
$N^{+5} + 1e \rightarrow N^{+4}$
$ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,03 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,03$

$m_O$ = m - 7,56 g --> $n_O$ = $\dfrac{m-7,56}{16}$

$O +2e \rightarrow O^{-2}$
$\dfrac{m-7,56}{16} \ \ \ \dfrac{m-7,56}{8}$

$C^{+2} \rightarrow C^{+4} + 2e$
$n_{C^{+2}}$ cho = $dfrac{m-7,56}{8}$

--> $\dfrac{m-7,56}{8} = 0,06$ --> m = 8,04 --> m = 16,08 g

 
Z

zebra_1992

4) [TEX]Zn --> Zn^{2+} + 2e[/TEX]
--------0,11-------------------0,22
[TEX]Al --> Al^{3+} + 3e[/TEX]
-----0,1------------------0,3
[TEX]2N^{5+} + 10e --> N_2[/TEX]
---------------------0,5------0,05
Vì 0,5#(0,22+0,3) => sản phẩm có NH4NO3
[TEX]N^{5+} + 8e --> N^{3-}[/TEX]
------------------0,02-----0,0025
[TEX]MgO + 2HNO_3 --> Mg(NO_3)_2 + H_2O[/TEX]
-------0,1--------------------0,1
=> [TEX]n_{HNO_3}=0,05.2+0,0025.2+0,22+0,3+0,1.2=0,825[/TEX]
 
R

recycle.bin96

Có sao đâu, nhỡ $NaNO_3$ ở dạng khan thì sao .

Mình nghĩ có khan nó cũng thế thôi, lúc phản ứng trong môi trường HCl thì nó cũng phân li và phản ứng dưới dạng ion cả, giả sử người ta bảo viết phương trình ion thu gọn của phản ứng

NaCl + AgNO3 --> AgCl + NaNO3

thì cậu cũng ko thể viết là NaCl + AgNO3 --> AgCl + Na+ + NO3-, rồi kết luận là NaCl khan

Ý kiến cá nhân của mình là như thế :)
 
Z

zebra_1992

1) Theo mình nghĩ là làm thế này
Dễ tính được số mol NO là 0,01mol
Số mol NO2 là 0,03 mol
[TEX]C^{2+} --> C^{4+} + 2e[/TEX]
-------x--------------x----------2x
[TEX]N^{5+} + 3e --> N^{2+}[/TEX]
-------------------0,03----0,01
[TEX]N^{5+} + 1e --> N^{4+}[/TEX]
-------------------0,03----0,03
Áp dụng bảo toàn e => x=0,03
(Sở dĩ mình không sử dụng đến kim loại vì từ Cu2+ khi tham gia vào hai phản ứng trên cũng tạo ra Cu2+, lập luận tương tự với Al3+ và Fe3+)
=> [TEX]m_{CO_2}=1,32g[/TEX]
[TEX]m_{CO}=0,84g[/TEX]
Áp dụng bảo toàn khối lượng => m=7,56+1,32-0,84=8,04g
 
Top Bottom