[Hoá 11]Ai yêu thik Hoa thi vao đây nè(bai cực khó)

W

wind_son

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 3 hidrocacbon mach hở X Y Z là chất khí ở đk thường.Trộn X với O2(vừa đủ)thì được hỗn hợp A ở 0*C có áp suất p1.
Đốt cháy hết X tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4*C và áp suất p1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0*C áp suất p1(đẳng áp).
X và Y có cùng số nguyên tử C.
Khi đốt cháy Y thu được thể tích H20=thể tích CO2.Biết hỗn hợp X Y Z với số mol mỗi chất = nhau có tỉ khối hơi với N2 =1,167.
Cho 5,56g hỗn hợp A' gồm X,Y,Z qua dung dịch Ag(NO3)dư trong NH3->7,35g kết tủa. Mặt khác nếu cho 5,04 lit A' ở đktc qua dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là 28,8g.
Xác định CTPT X Y Z.Tính %V trong A'.
 
M

membell

Cho 3 hidrocacbon mach hở X Y Z là chất khí ở đk thường.Trộn X với O2(vừa đủ)thì được hỗn hợp A ở 0*C có áp suất p1.
Đốt cháy hết X tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4*C và áp suất p1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0*C áp suất p1(đẳng áp).
X và Y có cùng số nguyên tử C.
Khi đốt cháy Y thu được thể tích H20=thể tích CO2.Biết hỗn hợp X Y Z với số mol mỗi chất = nhau có tỉ khối hơi với N2 =1,167.
Cho 5,56g hỗn hợp A' gồm X,Y,Z qua dung dịch Ag(NO3)dư trong NH3->7,35g kết tủa. Mặt khác nếu cho 5,04 lit A' ở đktc qua dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là 28,8g.
Xác định CTPT X Y Z.Tính %V trong A'.

Do ta có : khi cho 0,225 mol hh khí A' vào ddBr2 thì có 0,18 mol Br2 pư

\Rightarrow trong hh khí trên có ankan vì nếu hh không có ankan thì nBr2 sẽ \geq 0,18

mà khi cho vào dung dịch Ag(NO3)dư trong NH3 có kết tủa nên trong hh khí có ankin
:D và chất Y phải là anken do nH20=nCO2




mà trong đó có 1 chất cùng số C với chất Y
nhưng cho dù đó là chất nào cùng số C với anken thì đều có đẳng thức sau:

---->[TEX]\frac{14n+14n+2+14m-2}{3*28}=1,167 [/TEX]
với m là số các bon của chất còn lại

\Leftrightarrow 14n+7m=49; nên m phải là số lẻ ngoài ra 4\geqm\geq2
nên m=3 \Rightarrown=2
TH1: ankan và anken có cùng số C thì
các chất là: C2H6 ; C2H4 ;C3H4
TH2: khi ankin cùng số C với anken thì
các chất là: C3H8 ; C2H4 ;C2H2
:khi (181): do h đang vội nên từ đây chắc việc tính cái khác là dễ rooif mình không trình bày bày nữa nha
:khi (189):
à mà cái chỗ người ta cho tỉ lệ về áp suất ấy thì ta có:
[TEX]\frac{n_1}{n_2}=\frac{9}{10}[/TEX]
với [TEX]n_1[/TEX] là số mol hh khí trước pư; [TEX]n_2[/TEX] là số mol hh khí sau pư

thì dựa qua cái này thì ta sẽ loại 1 được 1 TH ở trên đó mọi người làm nốt nha:khi (127): nếu tối rảnh mình sẽ trình bấy kĩ hơn
 
S

suphu_of_linh

Cho 3 hidrocacbon mach hở X Y Z là chất khí ở đk thường.Trộn X với O2(vừa đủ)thì được hỗn hợp A ở 0*C có áp suất p1.
Đốt cháy hết X tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4*C và áp suất p1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0*C áp suất p1(đẳng áp).
X và Y có cùng số nguyên tử C.
Khi đốt cháy Y thu được thể tích H20=thể tích CO2.Biết hỗn hợp X Y Z với số mol mỗi chất = nhau có tỉ khối hơi với N2 =1,167.
Cho 5,56g hỗn hợp A' gồm X,Y,Z qua dung dịch Ag(NO3)dư trong NH3->7,35g kết tủa. Mặt khác nếu cho 5,04 lit A' ở đktc qua dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là 28,8g.
Xác định CTPT X Y Z.Tính %V trong A'.

Đặt CTPT của X,Y,Z lần lượt là [TEX]C_nH_{2n+2-2k_1}; C_nH_{2n+2-2k_2}; CaHb[/TEX]

(Do X,Y,Z hở nên k1,k2,k3 là số liên kết
[TEX]/pi[/TEX] kém bền trong phân tử)

Phản ứng đốt cháy tổng quát cho X,Y,Z

[TEX]C_nH_{2n+2-2k} + \frac{3n + 3 - k}{2} O_2 \to nCO_2 + (n + 1 - k) H_2O (1)[/TEX]
------x-------------------------nx-----------------x(n+1-k)
Thí nghiệm 1: Trộn X và O2 vừa đủ thu được hỗn hợp có số mol n1, thể tích V
[TEX]0^oC[/TEX]. Đem phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp có số mol n2, thể tích 2V, [TEX]218,4^oC[/TEX] ( đẳng áp)

Theo Claperon-Medeleep ta có


[TEX]\frac{n_2}{n_1} = \frac{2V.(0 + 273)}{V.(218,4 + 273)} = \frac{10}{9}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \frac{n + n + 1 - k_1}{1 + \frac{3n + 3 - k_1}{2}} = \frac{10}{9}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow 3n = 4k_1 + 6[/TEX]

Do X là chất khí nên
[TEX]n \leq 4 \Rightarrow k_1 \leq 1,5 \Rightarrow k_1 = 0;1[/TEX]

Mặt khác n nguyên nên k1 chỉ nhận giá trị 0. Khi đó n = 2

Vậy X là C2H6 ( Etan)

Thí nghiệm 2:
Đốt hoàn toàn Y thu được số mol CO2 bằng số mol H2O


[TEX]Theo (1) \Rightarrow n = n + 1 - k_2 \Leftrightarrow k_2 = 1[/TEX]

Vậy Y là C2H4 ( Eten)

Thí nghiệm 3: Hỗn hợp X Y Z với số mol mỗi chất = nhau có tỉ khối hơi với N2 =1,167.

Đặt số mol X,Y,Z là 1 mol =>
[TEX]m_{hh} = 30.1 + 28.1 + M_Z.1 = 1,167.28.3 = 98g[/TEX]

[TEX]\Rightarrow M_Z = 40 \Leftrightarrow 12a + b = 40[/TEX]

Áp dụng lần lượt 2 bất đẳng thức [TEX]b \leq 2a + 2[/TEX] [TEX]b \geq 2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow 2,7 \leq a \leq 3,2 \Rightarrow a = 3 \Rightarrow b = 4[/TEX]

Vậy Z là C3H4 ( propin)

~~~~~~~~~~~~~~~~


Đặt 5,56g hỗn hợp A' với số mol X,Y,Z lần lượt là x,y,z

==> 30x + 28y + 40z = 5,56g (*1)


HC= C - CH3 + AgNO3 + NH3 \to AgC= C - CH3 + NH3NO3

[TEX]n_{kettua} = z = \frac{7,35}{147} = 0,05 (*2)[/TEX]

Thực hiện phản ứng brom hoá với 5,04 lít A'

Gọi hệ số tỉ lệ là h.


[TEX]n_A '= h(x + y + z) = 0,225 mol (2)[/TEX]

[TEX]n_{Br2 pu} = h(y + 2z) = 0,18 mol (3)[/TEX]

[TEX]\frac{(2)}{(3)} = \frac{x + y + z}{y+ 2z} = \frac{0,225}{0,18} = 1,25 (*3)[/TEX]

Từ (*1)(*2)(*3) ===> x = 0,084; y = 0,037, z = 0,05

Từ đó tính ra %V
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom