Hóa Hóa 10

N

nhuttientran1998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH.
Câu 2 : Cho hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong bảng HTTH và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 37.
Câu 3 : A là nguyên tố ở chu kì 3.Hợp chất của A với cacbon chứa 25 % cacbon về khối lượng ,và khối lượng phân tủ của hợp chất là 144 u.Định tên nguyên tố A,công thức phân tử của hợp chất .
Câu 4 : Một nguyên tố B tạo thành 2 loại oxit có công thức AOx và AOy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng.Xác định nguyên tố B và công thức phân tử hai oxit.
Câu 5 : Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó.
Câu 6 : Hợp chất A có công thức MXx trong đó M chiếm 46,67% khối lượng (M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3). Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt, còn X có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt proton của A là 58. Xác định M,X,A.
Câu 7 : X và Y là 2 nguyên tố đều có hợp chất khí với H là XHa và YHa . Khối lượng mol chất nầy gấp 2 lần khối lượng mol chất kia. Khối lượng phân tử 2 oxit cao nhất của X và Y (X2Ob và Y2Ob) hơn kém nhau 34 u.
a)X,Y là kim loại hay phi kim.
b)Xác định tên X,Y và công thức phân tử các hợp chất của X,Y
Có thể khẳng định A,B thuộc cùng một chu kì không? Xác định ZA ,ZB .
 
B

boy9xvuive

Câu 1: Vì X và Y thuộc 1 chu kì & ở 2 ô liên kết nhau -> chúng có số Z liên tiếp
Gọi số Z của chúng là n và n + 1 thì có:
n + n + 1 = 27 => 2n + 1 =27 => n = 13
Suy ra X và Y là Al (Z = 13) và Si(Z = 14)
Câu 2 : tương tự câu 1
Câu 3 : [TEX]%m_C[/TEX] = 144 * 25% = 36 (u) => trong 1 phân tử hợp chất có 36/12 = 3 nguyên tử C
=> CTPT của hợp chất : [TEX]A_4C_3[/TEX]
[TEX]%m_A[/TEX] = 144 - 36 = 108 (u) => [TEX]M_A[/TEX] = 108 / 4 = 27 (u)
=> A là Al
CTPT : [TEX]Al_4C_3[/TEX]
Câu 4 (Hai oxit phải là [TEX]BO_x[/TEX] và [TEX]BO_y[/TEX] chứ nhỉ :khi (7):)
[TEX]BO_x[/TEX] : [TEX]%m_O[/TEX] = [tex]\frac{16}{B +16x}[/tex] = 50% => B = 16x
[TEX]BO_y[/TEX] : [TEX]%m_O[/TEX] = [tex]\frac{16}{B +16y}[/tex] = 60% => B = [tex]\frac{32y}{3}[/tex]
=> x : y = 2 : 3 => x = 2, y = 3 hoặc x = 1 , y = 1.5
Nếu x = 2, y = 3 => A là S = > CTHH của oxit : [TEX]SO_2[/TEX] và [TEX]SO_3[/TEX]
Nếu x = 1, y = 1.5 => A là O (Loại)
Câu 5
Gọi CTHH chung của 2 kim loại là M
2M + 6HCl -> 2[TEX]MCl_3[/TEX] + 3[TEX]H_2[/TEX]
Có [TEX]n_H_2[/TEX] = [tex]\frac{6.72}{22.4}[/tex] = 0.3 (mol)
=> [TEX]overline{M}[/TEX] = [tex]\frac{8.8}{0.3}[/tex] = 29.33
2 KL thuộc 2 chu kì liên tiếp => 2 KL là Al (M = 27) và Ga (M = 70)
 
W

whitetigerbaekho

Câu 4
Vì AOx mà oxi chiếm 50% từ đó suy ra SO2, còn AOy = SO3. (có thể lập phương trình tính %, giải tìm ra A) PT: 16x=A; 6A = 64y 1,5x = y x = 2; y=3 (nguyên, dương) thay vào tìm ra lưu huỳnh.
 
W

whitetigerbaekho

Câu 5
gọi CTC của 2 kim loại đó là R
nH2= 0,3 mol

R + 2HCl ------> RCl2 + H2
0,3...............................0,3

=> M (R) = 8,8/ 0,3 = 29,3 -----> Al và Ga

2/ gọi a là hoá tri của M
2M + aH2SO4 ------> M2(SO4)a + aH2
2M ....................................2M + 96a
-----..................................------------
m (gam)..............................5m (gam)

ta có tỉ lệ

2M/ m = 2M + 96a/ 5m

GPT
=> a=2 và M= 64 ---> Cu
 
W

whitetigerbaekho

Câu 6
Giả sử: M số proton và nơtron lần lượt là p và n
=> Khối lượng nguyên tử của M: mp.p+mn.n
X có số p và n lần lượt là p' và n'
=> Khối lượng nguyên tử của X là: mp.p' +mn.n'
( mp và mn lần lượt là khối lượng của 1 hạt proton và 1 hạt nơtron)
Mà mp =mn = 1,67.10^-27 nên
Khối lượng nguyên tử của M: mp.( n+p)
Khối lượng nguyên tử của X : mp.(n' + p')
(+++: Vì khối lượng của 1 nguyên tử là tổng khối lượng của p, e và n, mà khối lượng của e không đáng kể nên khối lượng của nguyên tử có thể tính bằng khối lượng của p và n)
* ta có:
n-p = 4 <=> n=p+4 (1)
n'=p' (2)
p+ xp' = 58 => xp' = 58 - p (3)
* Hợp chất A có công thức MX(x) trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng nên:
M / (M+xX) = 46,67/100 <=> [mp.(n+p)] / [mp.(n+p) + x.mp.(n'+p')] = 46,67/100
<=> (n+p) / [(n+p) +x(n'+p')] = 46,67/100 (4)
Thay (1), (2), (3) vào (4) ta giải ra được : p = 26 => Kim loại M chính là Fe
p=26 => n= 26 +4 = 30 và xp' = 32
Với x=1 => p'=32 => phi kim là Ge (loại )
Với x=2 => p'=16 => phi kim là S( thuộc chu kì 3 nên thỏa mãn điều kiên=> chọn)
Vậy công thức của hợp chất A là: FeS2
 
Top Bottom