Ban đầu lão ghi là $N_2O$ nhá =.=
Phân tích đề tý:
Khi cho $Na_2O;Al_2O_3$ vào nước , $Na_2O$ tác dụng tạo $NaOH$ , sau đó $Al_2O_3$ tác dụng với $NaOH$ tạo $NaAlO_2$ . Do X không màu nên $Al_2O_3$ tan hết . X gồm $NaAlO_2$ và $NaOH$ (Do có tạo kết tủa nên phải còn $OH^-$).Viết theo ion, trong X gồm: $Na^+ ; OH^- ; AlO_2^-$
Cho HCl vào X (tức thêm $H^+$):
$H^+ OH^- \rightarrow H_2O$
$H^+ + AlO_2^- + H_2O \rightarrow Al(OH)_3 $
Khi cho 0,1 mol HCl vào X thì bắt đầu tạo kết tủa --> $OH^-$ hết
$n_{NaOH}=0,1 (mol) \\ \rightarrow n_{Na_2O}=0,05 (mol)$
Đồ thị:trục tung chỉ số mol kết tủa,trục hoành chỉ số mol $H^+$ , coi số mol của $AlO_2^-$ là 1 đơn vị của trục hoành.
Giải thích tý: Khi $n_{H^+}=n_{AlO_2^-}$ thì kết tủa max ; khi $n_{H^+}=4n_{AlO_2^-}$ thì kết tủa vừa hết .
Khi hết 0,3 hay 0,7 mol HCl đều thu kết tủa như nhau.
\Leftrightarrow dùng 0,2 hay 0,6 mol $H^+$để hoà tan $AlO_2^-$ đều thu lượng kết tủa như nhau (do 0,1 mol dùng để tác dụng với $OH^-$).
\Rightarrow Số mol kết tủa cực đại là : $(3.0,2+0,6):4=0,3 (mol)$
--> $n_{AlO_2^-}=n_{\text{kết tủa max}}=0,3 (mol)$
$n_{Al_2O_3} = 0,15 (mol)$
Ok ^^