[hóa 10]

B

bidanhyp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bai1: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư , thoát ra 0,65 lít (đktc) NO ( là chất khử duy nhất). Tính m?
Bai2: Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ số so với H2 là 16,75(đktc). Tính m
Bài 3: Cho 1,3g Zn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thì lượng dùng để oxi hóa kẽm là 1,69/3g. Sản phẩm khử {S}^{+6} trong H2SO4 là bao nhiêu?
Bài 4: Cho 1,26g hỗn hợp Mg,Al ( tỉ lệ mol 3:2) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 0,015 mol một sản phẩm X chứa lưu huỳnh và dung dịch gồm hai muối.
a) X là chất nào trong số các chất sau : SO2;S;H2S?
b) Tính thể tích H2SO4 đã dùng ?
Bài 5: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra0,112 lít (đktc) khí SO2 ( là sản phẩm khử duy nhất ). Xác định công thức của hợp chất sắt.
 
H

hocmai.toanhoc

Bai1: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư , thoát ra 0,65 lít (đktc) NO ( là chất khử duy nhất). Tính m?
Bai2: Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ số so với H2 là 16,75(đktc). Tính m
Bài 3: Cho 1,3g Zn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thì lượng dùng để oxi hóa kẽm là 1,69/3g. Sản phẩm khử {S}^{+6} trong H2SO4 là bao nhiêu?
Bài 4: Cho 1,26g hỗn hợp Mg,Al ( tỉ lệ mol 3:2) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 0,015 mol một sản phẩm X chứa lưu huỳnh và dung dịch gồm hai muối.
a) X là chất nào trong số các chất sau : SO2;S;H2S?
b) Tính thể tích H2SO4 đã dùng ?
Bài 5: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra0,112 lít (đktc) khí SO2 ( là sản phẩm khử duy nhất ). Xác định công thức của hợp chất sắt.
Chào em!
Đây là dạng toán giải bằng phương pháp bảo toàn e!
Nội dung của phương pháp đó như sau:
Tổng số mol e cho = tổng số mol e nhận.
- Trong phương pháp này chỉ cần qua tâm đến đầu vào và đầu ra không cần quan tâm đến sản phẩm trung gian. Từ đó xác định các chất thay đổi số Oxi hóa.
Ví dụ. Hocmai.toanhoc giải giúp em bài 1 nhé!
Nguyên liệu vào có [TEX]Fe^0, O_2^0, N^{+5}[/TEX], đâu ra có:[TEX]Fe^{+3}, O^{-2}, N^{+2} [/TEX]
Ta có sơ đồ e:
[TEX]Fe ---> Fe^{3+}+3e[/TEX]
[TEX]\frac{m}{56}------\frac{3m}{56}[/TEX]
[TEX]O_2^0 + 4e --->2O_{-2}[/TEX]
[TEX] \frac{3-m}{32}--\frac{3-m}{8}[/TEX]
[TEX]N^{+5} + 3e---> N^{+2} (NO)[/TEX]
[TEX]---- \frac{3.0,65}{22,4}----\frac{0,65}{22,4}[/TEX]
Từ đó áp dụng ĐLBT e ta có:[TEX]\frac{3m}{56} = \frac{3-m}{8} + \frac{3.0,65}{22,4}[/TEX]
Đến đây em giải ra m.
 
Top Bottom