Hóa Hóa 10

T

thaophuongnguyenxinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có mấy bài hóa cần nhờ các bạn giúp

1. Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e.

2. Phân lớp e ngoài cùng của 2 nguyên tử A, B lần lượt là 3p, 4s. Tổng số e của 2 phân lớp là 5. và hiệu số e của 2 phân lớp là 3.
a) XD số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e.
b) 2 nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71u. Tính số n và số khối mỗi nguyên tử. Viết đầy đủ kí hiệu của A, B

3. Nguyên tử 2 nguyên tố X, Y lần lượt có phân lớp ngoài cùng là 4p-X, 4s-Y. Cho biết trong hạt nhân nguyên tử Y có số p= số n và X ko phải là khí hiếm

a) Cho biết X,Y là kim loại hay phi kim?
b) Viết cấu hình e của 2 nguyên tử X,Y. Biết tổng số e 2 phân lớp ngoài của 2 nguyên tử là 7.
c) X có 2 đồng vị là X1, X2. Tổng số hạt ko mang điện của X2 là 90. Nếu cho 1,2g Y tác dụng với 1 lượng X vừa đủ thì thu dc 5,994g hợp chất YX2, biết tỉ lệ số nguyên tử X1: X2= 605:495
1. Tính nguyên tử khối trung bình của X và số khối của X1, X2
2. Có bao nhiu nguyên tử X1, x2 trong 1 mol nguyên tử X


Các bạn giúp mình nha. Thanks :):):)
 
B

binbon249

Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e.

51/3 = 17 Syt ra số hiệu nguyên tử tương ứng A = 16; B = 17; C =18

Z = 16 > 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 or [Ne] 3s2 3p4

Z = 17 > 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 or [Ne] 3s2 3p5

Z= 18 > 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 or [Ne] 3s2 3p6
 
I

i_am_challenger

2. Phân lớp e ngoài cùng của 2 nguyên tử A, B lần lượt là 3p, 4s. Tổng số e của 2 phân lớp là 5. và hiệu số e của 2 phân lớp là 3.
a) XD số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e.
b) 2 nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71u. Tính số n và số khối mỗi nguyên tử. Viết đầy đủ kí hiệu của A, B

a) [tex]A=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^x[/tex].
[tex]B=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^y[/tex].
Theo đề bài ta có:
x + y = 5 (1)
x - y = 3 (2)

Từ (1)(2) ta giải hệ phương trình được x = 4 ; y = 5
[tex]A=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^4 \Rightarrow Z_A = 16[/tex].
[tex]B=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^1 \Rightarrow Z_B = 19[/tex].

b) Giả sử [tex]N_B > N_A[/tex], ta có:

[tex]N_B - N_A = 4 (3)[/tex]
[tex]A_B + A_A = 71 \Leftrightarrow 19+N_B+16+N_A = 71 \Leftrightarrow N_B + N_A = 36 (4)[/tex]
Từ (3)(4) giải hệ pt ta có [tex]N_A = 16 ; N_B = 20[/tex]. Viết kí hiệu bạn tự viết nhen phần đó dễ mà. :D:D
 
N

nguyenvanut_73

3. Nguyên tử 2 nguyên tố X, Y lần lượt có phân lớp ngoài cùng là 4p-X, 4s-Y. Cho biết trong hạt nhân nguyên tử Y có số p= số n và X ko phải là khí hiếm.
a) Cho biết X,Y là kim loại hay phi kim?
b) Viết cấu hình e của 2 nguyên tử X,Y. Biết tổng số e 2 phân lớp ngoài của 2 nguyên tử là 7.
c) X có 2 đồng vị là X1, X2. Tổng số hạt ko mang điện của X là 90. Nếu cho 1,2g Y tác dụng với 1 lượng X vừa đủ thì thu dc 5,994g hợp chất YX2, biết tỉ lệ số nguyên tử X1: X2= 605:495
1. Tính nguyên tử khối trung bình của X và số khối của X1, X2
2. Có bao nhiu nguyên tử X1, x2 trong 1 mol nguyên tử X

Cấu hình của X, Y là:

[TEX]X: 1s^2 2s^22p^63s^23p^64s^23d^{10}4p^x[/TEX]

[TEX]Y: 1s^2 2s^22p^63s^23p^64s^y[/TEX]

Vì X không là khí hiếm nên X là 1 phi kim

Ta có: [TEX]p_Y = n_Y => Y = 36 + 2y => y = 2 => A = 40 (Ca)[/TEX] => Y là một kim loại

Với [TEX]x + y = 7 => y = 5[/TEX]. Cấu hình electron của X, Y là:

[TEX]X: 1s^2 2s^22p^63s^23p^64s^23d^{10}4p^5 => X: Br[/TEX]

[TEX]X: 1s^2 2s^22p^63s^23p^64s^2 => Y: Ca[/TEX]

Ta có: [TEX]n_Y = \frac {1,2}{40} = 0,03mol[/TEX]

[TEX]Y + 2X \to\ YX_2[/TEX]

[TEX]=> n_X = 0,06 => X = \frac {5,994 - 1,2}{0,06} = 79,9[/TEX]

Do đó:

(1) [TEX]\frac {605(p + n_1) + 495(p + n_2)}{1100} = 79,9 => 605n_1 + 495n_2 = 49390[/TEX]

(2) [TEX]n_1 + n_2 = 90[/TEX]

[TEX] n_1 = 44[/TEX] ; [TEX]n_2 = 46[/TEX] => 2 đồng vị là: [TEX]_{35}^{79}Br[/TEX] và [TEX]_{35}^{81}Br[/TEX]

khối lượng nguyên tử của [TEX]X_1[/TEX] và [TEX]X_2[/TEX] trong 1 mol X là:

[TEX]m_{X_1} = \frac {79*605*6,022.10^{23}}{79,9*1100} = 3,275.10^{23}[/TEX]

[TEX]m_{X_2} = \frac {81*495*6,022.10^{23}}{79,9*1100} = 2,747.10^{23}[/TEX]
 
T

thaophuongnguyenxinh

Cho tớ hỏi sao X ko là khí hiếm mà suy ra ngay nó là 1 phi kim. Mình ko hỉu chỗ đó, giúp mình nha
 
9

9xletinh

các nguyên tố mà có lớp e cuối cùng là 5,6,7 => đó là phi kim
______________________________________________
 
9

9xletinh

a) [tex]A=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^x[/tex].
[tex]B=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^y[/tex].
Theo đề bài ta có:
x + y = 5 (1)
x - y = 3 (2)

Từ (1)(2) ta giải hệ phương trình được x = 4 ; y = 5
[tex]A=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^4 \Rightarrow Z_A = 16[/tex].
[tex]B=1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^1 \Rightarrow Z_B = 19[/tex].

b) Giả sử [tex]N_B > N_A[/tex], ta có:
[tex]N_B - N_A = 4 (3)[/tex]
[tex]A_B + A_A = 71 \Leftrightarrow 19+N_B+16+N_A = 71 \Leftrightarrow N_B + N_A = 36 (4)[/tex]
Từ (3)(4) giải hệ pt ta có [tex]N_A = 16 ; N_B = 20[/tex]. Viết kí hiệu bạn tự viết nhen phần đó dễ mà. :D:D

Từ (1)(2) ta giải hệ phương trình được x = 4 ; y = 1
thế này chứ bạn
___________________________________--
 
Top Bottom