[hóa 10] vài bài hóa khó!

T

thesun_themoon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


1.Trong bình kín chứa 0,5g CO và m gam [TEX]Fe_3O_4[/TEX].Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457.Giá trị của m là
A. 16,8
B. 21,5
C. 22,8
D. 23,2
(giải theo p2 bảo toàn khối lượng)

2.Dung dịch X chúa 0,025 mol [TEX]CO_3^{2-}[/TEX];0,1 mol [TEX]Na^+[/TEX];0,25 mol [TEX]NH_4^+[/TEX] và 0,3 mol [TEX]Cl^-[/TEX].Cho 270 ml dd [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0,2M vào và đun nóng nhẹ (giả sử [TEX]H_2O[/TEX] bay hơi không đáng kể).Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] sau quá trình phản ứng giảm đi là:
A.4,215 gam
B.5,296 gam
C.6,761 gam
D.7,015 gam

3.Dung dịch X chứa các ion [TEX]Fe^{3+},NO_3^-,NH_4^+,Cl^-[/TEX].Chia dung dich X thành 3 phần bằng nhau.Phân f1 cho tác dụng vớiđung dịch NaOH dư đun nóng được 6,72 lít khí (đktc) và 21,4 gam kết tủa.Phhafn 2 cô cạn thu được 56,5 gam muối khan.Cho vào phần 3 dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] dư thu được dung dịch có thể hòa tan tối đa m gam Cu tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất).Giá trị của m là
A.35,2
B.28,8
C.25,6
D.Đáp án khác
(2+3: p2 bảo toàn điện tích)
 
H

happy.swan

Bài 1: dùng phương pháp bảo toàn e.

Bạn sễ dàng nhận thấy CO dư (do $n_{CO} > n_{CO_2}$ )
=> $n_e$

Áp dụng định luật bảo toàn e: $n_{e cho} = n_{e nhận} $
 
T

thesun_themoon

Bài 1: dùng phương pháp bảo toàn e.

Bạn sễ dàng nhận thấy CO dư (do $n_{CO} > n_{CO_2}$ )
=> $n_e$

Áp dụng định luật bảo toàn e: $n_{e cho} = n_{e nhận} $
pạn làm chi tiết đc k?
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
H

happy.swan

Bạn thay thử số thôi chứ mình cũng không đảm bảo đúng 100% đâu.

khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457
~> có hai giả thiết:
+ Sau phản ứng chỉ có $CO_2$
+ Sau phản ứng có hai CK.
Nhưng theo phản ứng lại thấy số mol của C không bằng nhau
=> CO dư.
Vì vậy tính theo phương trình e tính theo $C^{4+}$.
 
V

vy000

Bài 1 sai đề.
Cứ 1 mol Fe thì tác dụng hết với 4 mol CO
Do CO dư --> $n_{CO} \ge 4n_{Fe} \ge 16,8:232>0,28 (mol)$
Thực tế thì số mol CO là $0,5:28 <0,28$


Bài 2:

Khi cho Ba(OH)2 vào dung dịch xảy ra pu:
$Ba^{2+}+CO_3^{2-} \rightarrow BaCO_3(0,025)$
$NH_4^+ + OH^- \rightarrow H_2O+NH_3(0,108 )$

--> $m_{\text{giảm}}=0,025.(137+12+48)+0,108.17=6,761 (g)$
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Câu 3: Trong mỗi phần,gọi $n_{Fe^{3+}}=x \\ n_{NO_3^-}=y \\ n_{NH_4^+}=z \\ n_{Cl^-}=t$

Phần 1:
cho vào NaOH dư thu 0,3 mol NH3 , vậy $n_{NH_4^+}=0,3 (mol)$
cho vào NaOH dư 21,4 g $Fe(OH)_3$ ,vậy $n_{Fe^{3+}}=0,2 (mol)$

Bảo toàn điện tích --> $y+z=0,2.3+0,3=0,9 (mol)$

Phần 2 cô cạn thu 56,5 g muối khan --> $56.0,2+62y+0,3.18+35,5.t=56,5$

Giải hệ,thu $n_{NO_3}=0,3 (mol)$ và $n_{Cl^-}=0,6 (mol)$(cai này ko cần)

khi cho Cu vào:

$2Fe^{3+}+Cu \rightarrow Cu^{2+}+2Fe^{2+}$
$3Cu+8H^+ + 2NO_3^- \rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O$

Đáp án A
 
Top Bottom