[Hoá 10]Toán halogen-giải thích kỹ giùm mình nhé

P

phat_tai_1993

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho a gam Fe hòa tan trong dd HCl, sau khi cô cạn được 3,1 g chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dd HCl như trên thì thu được 3,34 g chất rắn và 448 ml H2. Tính a,b?Tiện thể cho mình hỏi, có phải lúc nào kim loại đứng trước cũng phản ứng trước cho đến hết thì mới đến kim loại đứng sau phản ứng ko? Mình thấy trong nhiều bài toán. có bài theo quy tắc đó, có bài ko, vậy thì nhận dạng bài như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

Cho a gam Fe hòa tan trong dd HCl, sau khi cô cạn được 3,1 g chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dd HCl như trên thì thu được 3,34 g chất rắn và 448 ml H2. Tính a,b?Tiện thể cho mình hỏi, có phải lúc nào kim loại đứng trước cũng phản ứng trước cho đến hết thì mới đến kim loại đứng sau phản ứng ko? Mình thấy trong nhiều bài toán. có bài theo quy tắc đó, có bài ko, vậy thì nhận dạng bài như thế nào?

tớ giải thích rõ ràng 1 tí nhé, mà chưa chắc tớ đã làm đúng đâu:
lượng H2 quá ít so với khối lựợng chất rắn, chứng tỏ ở hai phản ứng thì kim loại đều dư.
số mol HCl=2 lần số mol H2=0,04
nên muối FeCl2 ở phản ứng đầu tiên là 0,02.(56+71)=2,54
khối lượng Fe dư là 0,56
=> số mol 0,01
=>a=1,68g
tiếp nè
dùng định luật bảo toàn khối lượng ta có
1,68+b+0,04.36,5=3,34+0,02.2
b=0,24
hoặc giải cách này có lẽ ngắn gọn hơn nhưng hơi khó hiểu
b=3,34-3,1
 
Z

zero_flyer

cậu giải bài này theo suy nghĩ của cậu thử đi, HCl dư àh, tớ không nghĩ thế đâu:D:D
 
P

phat_tai_1993

Bài làm tính toán a gam của anh zero_flyer đúng rồi nhưng lập luận hơi khó hiểu. Chúng ta tính toán như vầy:
+ Thí nghiệm 1: Nếu Fe tác dụng hết thì số mol của H2 bằng : 3,1/ 127 = 0,024 mol
+ Th1i nghiệm 2: cùng 1 lượng axit, lại có mặt Mg mà số mol của H2 chỉ bằng 0,,448/22,4 = 0,02 mol
Vậy chứng tỏ TN1 đã dư Fe
Mà có chỗ này em chưa hiểu anh zero_ flyer: tại sao anh lại cho rằng số mol của HCl ở thí nghiệm 1 đúng bằng số mol của H2 ở thí nghiệm 2, anh có thể giải thích kỹ được ko, em cảm ơn!
 
P

phat_tai_1993

Bài tiếp theo đây:
Cho 5,6 g kim loại M vào 100g dd/ HCl, cô cạn dd thu được 10,925 g chất rắn. Thêm tiếp 50 g dd HCl trên vào chất rắn khan trên. Cô cạn dd thu được 12,7 chất rắn. Tính nồng độ mol dd HCl và xác định M.
 
Z

zero_flyer

Bài làm tính toán a gam của anh zero_flyer đúng rồi nhưng lập luận hơi khó hiểu. Chúng ta tính toán như vầy:
+ Thí nghiệm 1: Nếu Fe tác dụng hết thì số mol của H2 bằng : 3,1/ 127 = 0,024 mol
+ Th1i nghiệm 2: cùng 1 lượng axit, lại có mặt Mg mà số mol của H2 chỉ bằng 0,,448/22,4 = 0,02 mol
Vậy chứng tỏ TN1 đã dư Fe
Mà có chỗ này em chưa hiểu anh zero_ flyer: tại sao anh lại cho rằng số mol của HCl ở thí nghiệm 1 đúng bằng số mol của H2 ở thí nghiệm 2, anh có thể giải thích kỹ được ko, em cảm ơn!

vì ở 1 thì HCl thiếu, nên HCl ở 2 lại càng thiếu hơn, nên số mol của HCl ở thí nghiệm 1 đúng bằng số mol của H2 ở thí nghiệm 2, ^^
 
L

long15


tớ giải thích rõ ràng 1 tí nhé, mà chưa chắc tớ đã làm đúng đâu:
lượng H2 quá ít so với khối lựợng chất rắn, chứng tỏ ở hai phản ứng thì kim loại đều dư.
số mol HCl=2 lần số mol H2=0,04
nên muối FeCl2 ở phản ứng đầu tiên là 0,02.(56+71)=2,54
khối lượng Fe dư là 0,56
=> số mol 0,01
=>a=1,68g
tiếp nè
dùng định luật bảo toàn khối lượng ta có
1,68+b+0,04.36,5=3,34+0,02.2
b=0,24
hoặc giải cách này có lẽ ngắn gọn hơn nhưng hơi khó hiểu
b=3,34-3,1
mình nghĩ à zero nhầm 1 chỗ nè
theo định luật bảo toàn e phải là1,68+b+0,04.36,5=3,34+0,02.2 +0,02*(24+71)
do trong dd sau pư thì có H2 bay ra ,dd MgCl2 , và 2 khối lượng 2 kim loại là Mg+Fe=3,34

chính vì thế cả ở cách dưới của cậu thì b=3,34-3,1+0,02*(24+71)
cái trên của cậu thiếu mất khối lượng muối Mg đã tan vào
nên b=2,14 (g)

Cho 5,6 g kim loại M vào 100g dd/ HCl, cô cạn dd thu được 10,925 g chất rắn. Thêm tiếp 50 g dd HCl trên vào chất rắn khan trên. Cô cạn dd thu được 12,7 chất rắn. Tính nồng độ mol dd HCl và xác định M.

do cối cùng là đã hòa tan hết kl M nên ta suy ra kl Cl trong muối là 12,7-5,6=7,1 (g)
---->[TEX]nCl^-[/TEX]= 0,2 mol
gọi công thứ muối là [TEX]MCl_x[/TEX]
-------> M=[TEX]\frac{5,6}{\frac{0,2}{x}}[/TEX]=28x
vậy kl đó là Fe
theo bảo toàn nguyên tố Cl ta có số mol HCl là 0,2 mol
mà không cho thể tích của HCl thì tính nồng đọ mol kiểu gì, hoặc ít nhất cũng phải cho D chứ
 
Z

zero_flyer

Bài tiếp theo đây:
Cho 5,6 g kim loại M vào 100g dd/ HCl, cô cạn dd thu được 10,925 g chất rắn. Thêm tiếp 50 g dd HCl trên vào chất rắn khan trên. Cô cạn dd thu được 12,7 chất rắn. Tính nồng độ mol dd HCl và xác định M.

bài này thuộc dạng cho dư số liệu để làm mờ mắt chúng ta:
đọc kĩ sẽ thấy 10,925g kia gồm muối và kl dư, sở dĩ có kl dư vì sau đó cho HCl vào còn có phản ứng xảy ra, ta có pt sau
[tex]M+xHCl=>MCl_x+0,5xH_2[/tex]
[tex]\frac{5,6}{M}----\frac{12,7}{M+35,5x}[/tex]
giải tiếp
 
Z

zero_flyer

tớ không sai đâu long, tớ nghĩ thế,................................. tớ làm nguyên bản bằng bảo toàn khối lượng, không cần quan tâm cái nào dư cái nào hết
 
Last edited by a moderator:
L

long15

mình có nói cái mào dư cái nào hết đâu
nhưng rõ ràng cái bảo toàn khối lượng đó thiếu khối lượng MgCl tan vào trong axit mà
 
C

camdorac_likom

Các cậu có cách nào nhanh không chứ dạng bài thế này, cứ làm theo cái kiểu chia trường hợp của mình thì vỡ mặt; nhất là nếu đây là câu trắc nghiệm
 
P

phat_tai_1993

Không em nhầm, xin lỗi mọi người nhé, tính C% chứ không phải nồng độ mol. Xin cảm ơn 3 người, em đã hiểu bài rồi.
 
P

phat_tai_1993

Mà nếu tính C% thì ta chia cho 100 g dd hay 150 gam dd vậy các anh?
Anh zero_flyer và anh Long coi lại giùm em b gam của bài 1, đáp án ra 0,24 gam 2 anh ơi!
 
L

long15

Cho 5,6 g kim loại M vào 100g dd/ HCl, cô cạn dd thu được 10,925 g chất rắn. Thêm tiếp 50 g dd HCl trên vào chất rắn khan trên. Cô cạn dd thu được 12,7 chất rắn. Tính nồng độ mol dd HCl và xác định M.
để tính được C% thì phải thêm 1 đoạn nữa
ta có khối lượng Cl trong muối MgCl được xất hiện thêm sau khi cho tiếp 50 g dd HCl vào là 12,7-10,925=1,775 (g)
--->[TEX]nCl^-[/TEX]=0,05 mol

mà số mol Cl trong muối MgCl2 cuối cùng là 0,2 mol
nên suy ra số mol Cl trong muối MgCl2 khi cho HCl vào lần đầu tiên là 0,15 mol mà cho lần đầu tiên thì có 100 g dd HCl và cái này chắc chắn hết
vậy C%=(0,15*35,5)/100=5,325 %

còn cái bài mà b=0,24 ấy thì đáp án của em là trong sách thì có thể sách sai vì trường hợp sách sai không hiếm nhất là các loại sách đại học quốc gia..... còn nếu là bài của thầy giáo dao thì hãy hỏi thầy cho kĩ.

Năm mới chúc em và các member trong hocmai học thật gỏi,gặp thật nhiều miềm vui nữa nha:D
 
C

camdorac_likom

Ôi tôi muốn khóc wa' đi mất grrr . Rõ ràng chất rắn chỉ có muối.. MÌnh quên mất là axit HCl sẽ bay hơi khi cô cạn :(:)((
 
A

anhxtanh123

Xem tớ giải bài đầu tiên của phat-tai nè
Giả sử trong TN1 HCl hết\Rightarrow\ HCl ở TN2 cũng hết \Rightarrow\ nHCl=2nH2=0,04(mol)
\Rightarrow\ mFeCl2(TN1)=127x0,02=2,54<3,1 \Rightarrow\Fe dư \Rightarrow\mFe dư=0,56(g)
vậy a=0,02x56+0,56=1,68(g)
Giả sử TN2 HCl vừa đủ phản ứng thi mcr=3,58g >3,34g \Rightarrow\ Mg p.ứ hết Fe dư 1phần
\Rightarrow\ gọi số mol của cr sau p.ư lần lượt là:MgCl2=x(mol),FeCl2=y(mol),Fe dư=0,03-y(Mol)
Từ đó ta có hệ:[TEX]\left{\begin{95x +71y=1,66}\\{x+y=0.02}[/tex] giả ra x=y=0.01\Rightarrow\b=0.24(g)
 
Top Bottom