[hoá 10] tìm công thức phân tử khi chưa biết hoá trị của chúng

D

duykhoi97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1 :Có oxit sắt chưa biết : Hoà tan m gam oxit cần 150ml HCL 3M - khử toàn bọ m gam oxit bằng CO nóng dư thu được 8,4 gam sắt . TÌM công thức oxit


bài 2: khử một lượng oxit sắt chưa biết bằng $H_2$ nóng dư .Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100 gam axit $H_2SO_4$ 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405 % .Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hoà tan bằng axit $H_2SO_4$ loãng thoát ra 3.36 lít $H_2$.Tìm công thức oxit sắt


bài 3 : Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B có tỷ lệ khối lượng 1:1 và khối lượng mol nguyên tử của A nặng hơn B là 8 gam . Trong 53,6 gam X có số mol A khác B là 0,0375 mol .Hỏi A và B là những kim loại nào?


bài 4 Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư thu được V lít $H_2$ (đktc). Mặt khác hoà tan hoàn toan m gam kim loại M bằng dung dịch $HNO_3$ loãng thu được muối nitrat của M $H_2O$ cũng v lít khí NO duy nhất (đktc)
So sánh hóa trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat
Hỏi M là kim loại nào ? biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua



bài 5 Nguyên tố X có thể tạo thành với Fe hợp chất dạng $Fe_aX_b$ phân tử này gồm 4 nguyên tử có khối lượng mol là 162,5 gam .hỏi nguyên tố X là j
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

bài 1 :Có oxit sắt chưa biết : Hoà tan m gam oxit cần 150ml HCL 3M - khử toàn bọ m gam oxit bằng CO nóng dư thu được 8,4 gam sắt . TÌM công thức oxit



$n_{HCl}=0,15.3=0,45 (mol)$
$n_{Fe}=8,4:64=2,625 (mol)$


$Fe_xO_y + 2yHCl \rightarrow xFeCl_{\dfrac{2y}x}+yH_2O$
$Fe_xO_y+yCO \rightarrow xFe+yCO_2$

Thay số mol tính được $\dfrac xy$



bài 2: khử một lượng oxit sắt chưa biết bằng $H_2$ nóng dư .Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100 gam axit $H_2SO_4$ 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405 % .Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hoà tan bằng axit $H_2SO_4$ loãng thoát ra 3.36 lít $H_2$.Tìm công thức oxit sắt


$Fe_xO_y + yH_2 \rightarrow xFe + yH_2O \ (1)$

Sau khi hấp thụ nước ,nồng độ axit trong 100 gam $H_2SO_4$ 98% giảm đi 3,405 % $\rightarrow m_{H_2O} \rightarrow n_{H_2O}$

$Fe+H_2SO_4 \rightarrow FeSO_4+H_2$

$n_{Fe}=n_{H_2}=0,15 (mol)$

Đặt vào pt (1): $n_{Fe}x=n_{H_2O}y \rightarrow \dfrac xy$
 
Last edited by a moderator:
H

hiepsh97

bài 5 Nguyên tố X có thể tạo thành với Fe hợp chất dạng [FONT=MathJax_Math]F[/FONT][FONT=MathJax_Math]e[/FONT][FONT=MathJax_Math]a[/FONT][FONT=MathJax_Math]X[/FONT][FONT=MathJax_Math]b[/FONT] phân tử này gồm 4 nguyên tử có khối lượng mol là 162,5 gam .hỏi nguyên tố X là j
Từ đề bài $\rightarrow a+b=4$
$a.56+b.M_X=162.5$
Rút a theo b thay xuống đc: $M_X=\frac{-61.5}{b} +56$
thử b từ 1 đến 3 thấy b=3 TM và X là Cl
 
B

bang_mk123

bài 3 : Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B có tỷ lệ khối lượng 1:1 và khối lượng mol nguyên tử của A nặng hơn B là 8 gam . Trong 53,6 gam X có số mol A khác B là 0,0375 mol .Hỏi A và B là những kim loại nào?

Tỉ lệ khối lượng của A và B trong X là 1:1
=> trong X có [TEX]\frac{53,6}{2}=26,8[/TEX]g A và [TEX]26,8[/TEX]g B
Gọi k/lg của A là u ta có
=> [TEX]\frac{26,8}{u-8} - \frac{26,8}{u}=0,0375[/TEX] => u= 79.7g
đến đây bạn làm nốt nhá :D
 
Last edited by a moderator:
L

leonsakai

bài 4 Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Mặt khác hoà tan hoàn toan m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng thu được muối nitrat của M H2O cũng v lít khí NO duy nhất (đktc)
So sánh hóa trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat
Hỏi M là kim loại nào ? biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua

$2M +2xHCl \rightarrow 2MCl_x + xH_2$

$3M + 4yHNO_3 \rightarrow 3M(NO_3)_y + yNO + 2yH_2O$


$nH_2$ = $n_NO$ = a

=> 2a/x = 3a/y
=> x / y = 2/3
Vậy x là 2, y là 3

$M +2HCl \rightarrow MCl_2 + H_2$

$M + 4HNO_3 \rightarrow M(NO_3)_3 + NO + 2H_2O$

1,905a(M + 71) = a(M + 186)

=> 1,905M + 135.225 = M + 186
=> 0.905M = 50.775
=> M ~ 56
Vậy M là Fe
 
Top Bottom