[hoá 10]thí nghiệm hoá học vui

S

silent_hero

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm nước đóng băng chớp nhoáng

Chúng ta đều biết, muốn có nước đá phải có máy lạnh hay tủ lạnh và tủ lạnh tốt đến mấy cũng không thể làm nước đóng băng ngay tức khắc được. Thế mà bạn có thể “phù phép” cho nước đóng băng ngay tức khắc, không cần đến tủ lạnh.

Bạn đặt trước mặt mọi người một chậu “nước” rồi dùng hai bàn tay “bắt quyết” trên mặt chậu. miệng lẩm nhẩm đọc “thần chú”. Chậu “nước” lập tức đóng băng rắn chắc đến nỗi có thể lật úp chậu, trước con mắt ngạc nhiên của mọi người

- Hoá chất: Na2SO4

- Dụng cụ: chậu nước

- Cách làm: trước khi biểu diễn, bạn đun nóng nước lên khoảng 60*C rồi hoà tan vào đó muối Na2SO4 đến bão hoà. Đậy chậu bằng miếng thuỷ tinh rồi để nguội đến nhiệt độ thường, bạn sẽ có được dung dịch Na2SO4 quá bão hoà. Dung dịch này không kết tinh trở lại vì không có trung tâm kết tinh.

Bằng cách “bắt quyết” trên mặt chậu, bạn bí mật rắc vào đó vài tinh thể Na2SO4 để làm trung tâm kết tinh. Dung dịch sẽ kết tinh tức thời trông như nước trong chậu đóng băng vậy, vì các phân tử muối đã lấy nước từ dung dịch để tạo thành các phân tử muối ngậm nước Na2SO4.10H2O
 
Last edited by a moderator:
E

emkhong_hocnua

đun nước ở 600C là sao? hay la`60 độ C?em hem hỉu :D
 
Last edited by a moderator:
G

goodboy_1507

Nước đóng băng tức thì

Bình thường, ngoài trời muốn nước đóng băng không phải dễ, nhưng sử dụng “cây gậy thần hoá học” thì “ nước” có thể tức khắc đóng băng. Dưới đây nêu một thực nghiệm để chứng minh.

Cho vào một ống nghiệm lớn đầy nước sạch, rồi cho tiếp một hạt sỏi, thì chỉ trong chớp mắt, nước trong cả ống nghiệm kết thành tảng băng có lật ngược ống nghiệm xuống cũng chẳng thể làm tảng băng tuột ra.



Do nước sạch đổ vào ống nghiệm lớn là thứ “ nước đặc biệt” tức là nước và natri sunphat ngậm mười phân tử nước (Na2SO4. 10H20) theo tỉ lệ 1:1,5,khuấy đều đẻ natri sunphát tan hoàn toàn trong nước. “Hòn sỏi” thả vào trong ống nghiệm là tinh thể natri sunphát. Sau khi nước trong ống nghiệm nguội lạnh, cho thêm tinh thể natri sunphát thì dung dich trong ống nghiệm sẽ lấy tinh thể đó làm trung tâm trong quá trình chìm xuống, để kết tinh nhanh chóng ở các vị trí xung quanh nó, và rất nhanh toàn bộ dung dịch trong ống nghiệm ngưng kết thành dạng băng.

Vì sao trước khi thả hòn sỏi đó vào trong nước sạch ở trong ống nghiệm thì dung di8chj natri sunphát chưa kết thành băng? Đó là do natri sunphát phân tán trong dung dịch đã hình thành ở mức gọi là “ dung dịch bão hoà” xong chưa có mầm kết tinh, nên natri sunphát tựa như trôi nổi chưa có một rễ bám vậy nên chưa thể kết tinh.

Lưu ý rằng natri sunphát ngậm 10 phân tử nước và natri sunphát khan có thể mua ở các cửa hàng bán hoá chất thí nghiệm, hoặc hoá chất công nghiệp.






Có hai điều mà học sinh chúng ta nên nhớ
1.Thầy luôn đúng [TEX]\forall[/TEX] bài toán
2.Nếu thầy sai xem lại điều 1
Trích câu nói nổi tiếng của Vlađimia Pu-Tuyển (nhà toán học lỗi lạc , em họ của Vla đi mia Pu-tin. Hiện đang bị giam giữ tại trường THPT TT Hưng Nhân Hưng Hà - Thái Bình ) :p:p:p:p:p

Dung dịch hành viết... thư mật


--------------------------------------------------------------------------------

Lấy hai nhánh hành, cắt bỏ lá chỉ giữ lại nõn hành, dùng tay bóp cho chảy ra dịch của hành sau đó dùng bút lông chấm vào dịch của hành để viết lên một trang giấy trắng. Để vài phút cho dịch hành khô, và khi đó không còn thấy nét chữ trên tờ giấy trắng nữa. Nhưng khi đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của cây nến thì những nét chữ màu nâu sẽ lập tức hiện ra.

Dịch của hành có thể làm cho giấy phát sinh biến đổi hoá học, hình thành một chất tương tự như màng trong suốt vậy. Điểm cháy của chất đó thấp hơn sơ với điểm cháy của giấy, nên khi hơ trên lửa, nó sẽ bị cháy, dẫn tới hiện ta nét chữ màu nâu.

Giấm trắng, nước chanh (nước vắt từ múi quả chanh...) đều có đặc tính này, nghĩa là cũng có thể dùng để viết... "thư mật"! Xem xong nhớ bấm cảm ơn nhé :):p;);):D:D:)>-

Có hai điều mà học sinh chúng ta nên nhớ :p
1.Thầy luôn đúng [TEX]\forall[/TEX]bài toán /:)
2.Nếu thầy sai xem lại điều 1 :)>-
Trích câu nói nổi tiếng của Vlađimia Pu-Tuyển tên thường gọi là Cu Tuyển hay Hà Thanh Tuyển (nhà toán học lỗi lạc , em họ của Vla đi mia Pu-tin. Hiện đang bị giam giữ tại trường THPT TT Hưng Nhân Hưng Hà - Thái Bình )
 
Last edited by a moderator:
G

goodboy_1507

Đóa hoa mưa nắng

Đoá hoa báo mưa, nắng


--------------------------------------------------------------------------------

Làm một "đóa hoa báo mưa, nắng" như hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dùng để trắc nghiệm sự thay đổi của thời tiết.

Dùng loại giấy nhún màu đỏ để làm một đoá hoa hồng, rồi phết nước muối đặc lên những cánh hoa (hoà muối ăn với nước, khuấy đều, cho thêm muối ăn cho tới khi muối ăn không tan được nữa là được nước muối đặc, dung dịch muối bão hoà), rồi cắm đoá hoa đó vào chậu hoa.

Nếu sắc màu của hoa bị nhạt đi thì thời tiết nhất định sẽ nắng, còn màu sắc hao trở nên thẫm hơn thì thời tiết sẽ râm hoặc mưa.

Đó là vì đoá hoa giấy thấm nước muối đặc thì dễ dàng hấp thu nước. Ngày râm khí áp thấp, độ ẩm không khí lớn, hoa giấy tiếp xúc với không khí có độ ẩm lớn thì có thể hấp thu nước trong không khí, nên hao giấy trở nên thẫm màu hơn lên một chút. Ngược lại, vào ngày nắng khí áp cao, độ ẩm không khí nhỏ, hoa giấy chẳng hấp thu được nước nên đương nhiên vẫn giữ màu vốn có, hoặc thấy nhạt đi một chút.
Xem xong nhớ bấm cảm ơn nhé:p:p:p
 
M

madocthan

her her! Hay thế post típ lên đi anh em dạy tui với. Có ai biết nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản khoong bảo với!
Thank you:D
 
G

goodboy_1507

đôt cháy đường + điều chế Cu2+

Đốt cháy đường


--------------------------------------------------------------------------------

Đường ăn có thể đốt cháy được không? Chúng ta hãy cùng nhau làm một thí nghiệm để thử xem sao!

Trên một nắp hộp bằng thiếc rải ở chính giữa một ít hạt đường (đường kính, đường cát, ...). Bạn đưa que diêm đang cháy vào đốt cháy những hạt đường đó thì dù bạn có xoay xở đốt bao nhiêu lần cũng chẳng đốt cháy được nó. Phải chăng là đường không thể cháy?

Bây giờ bạn hãy rắc một số tàn thuốc lá lên những hạt đường đó rồi thử đốt lại xem sao. Lúc này thì đường sẽ cháy, phát ra ngọn lửa màu xanh lam cho tời khi cháy hết.Tàn thuốc lá lúc này trở thành chất xúc tác cho đường cháy


Điều chế [TEX](CH_3COO)_2Cu[/tex]
chắc hẳn các bạn thấy có rất nhiều thí nghiệm cần đén nó .Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn điều chế tại nhà
Chuẩn bị
Một vài miếng đồng
Giấm ăn
nước gia ven hoặc Clorua vôi
Tiến hành
Các bạn trộn giấm + Cu + nước gia ven hoặc Clorua vôi
khi đó sẽ sảy ra phản ứng:
Cu + [TEX]2H^+[/TEX]+[TEX]ClO^-[/TEX] \Rightarrow [TEX]Cu^{2+}[/TEX] +[TEX]Cl^-[/TEX] +[TEX]H_2O[/TEX]
sau đó các bạn cho bay d d thu được [TEX](CH_3COO)_2Cu[/tex] ít tan hơn các tạp chất khác sẽ kết tinh ở dưới
cách này không điều chế được đồng axetat nguyên chất
xem xong nhớ bấm cảm ơn nhé
 
Top Bottom