Một số khái niệm như sau:
1, Acid là phân tử hay ion có thể nhường proton
2, Base là phân tử hay ion có thể nhận proton
3, Phân tử hay ion vừa có thể cho proton, vừa có thể nhận proton là phân tử hay ion lưỡng tính.
4, Phản ứng acid – base là phản ứng trao đổi proton
5, Phản ứng oxh – kh là phản ứng trao đổi electron
Trong hóa học, khi nói một chất là lưỡng tính, hàm ý là ám chỉ đến phản ứng acid – base của nó, trong đó nó vừa có thể là acid, vừa có thể là base, cũng có nghĩa là nó vừa có thể là chất cho proton, vừa có thể là chất nhận proton hoặc hiểu đơn giản hơn nữa là nó vừa có thể tác dụng với acid, vừa tác dụng với base.
ví dụ : Al, Zn, Cr, …. và các kim loại “có oxit và hidroxit lưỡng tính” khác vừa có thể phản ứng với acid, vừa có thể phản ứng với base.
Nhưng phản ứng của kim loại với acid là phản ứng oxh – kh, không phải là phản ứng acid – base và hoàn toàn không có sự trao đổi proton ở đây. Do đó, trong phản ứng này, không bao giờ ta được xem acid là chất cho proton và kim loại đóng vai trò là base. Điều đó là hoàn toàn sai.
!!! Nhắc lại: Al, Zn, Cr, …. là các “kim loại có oxit và hidroxit lưỡng tính”, không phải là kim loại lưỡng tính, cũng không hề có cái gọi là "tính lưỡng tính".
Nên nhớ rằng: tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó gây ra.
Thông thường, ta vẫn nói NaOH, KOH, .... là một base mặc dù thực ra chỉ có ion OH- của nó khi phân ly trong nước mới có khả năng nhận proton.
Tương tự như vậy các acid HCl, HNO3, H2SO4 có tính acid là nhờ khả năng cho proton của ion H+ sinh ra khi phân ly trong nước.
Nếu coi rằng ion OH- mới có tính base và ion H+ mới có tính acid chứ không phải là tính chất của cả phân tử ấy thì lẽ nào NaOH, KOH, .... không phải là base, HCl, HNO3, .... không phải là acid.
Do vậy theo mình thì (NH4)2CO3 chính là chất lưỡng tính, vì nó có khả năng phản ứng với cả acid và bazo, chỉ là trao đổi photon chứ ko phải là trao doi electron( oxi hoá khử)
(st)