[hoa 10] phản ứng oxi hoá khử

C

cuocdoibattan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

58, hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 nồng độ $10^2 :2$ thu đc Fe2(SO4)3 ,SO2, H2O. Hấp thụ hết SÔ2 bằng 1 lượng vừa đủ KMnO4 thu đc dd Y k màu trong suốt, tính thể tích dd Y

61, cho m gam Al vào 100ml dd chứa Cu(NO3)2 0,5M, và AgNO3 0,3 M . sau khi PƯ kết thúcthu đc 5,16 g chất rắn. tính m

67, cho 10,8 g hh Mg và Fe t/d với 500ml dd AgNO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc dd B và 16g chất rắn D. cho dd B t/d với dd NaOH dư sau đó nung kết tủa ngoài kk đến khối lượng k đổi thu đc 12g chất rắn E. tính nồng độ mol/l của dd AgNO3

68, hoà tan 20,8 g hh gồm FeS , S và FeS2 bằng dd HNO3 đặc nóng dư thu đc 53,76 l NO(sản phẩm khử duy nhất )(đktc) và dd A. cho dd A t/d NaOH dư. lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong kk đến khối lượng k đổi thu đc chất rắn G. tính khối lượng chất rắn G
 
Y

yumi_26

61, cho m gam Al vào 100ml dd chứa Cu(NO3)2 0,5M, và AgNO3 0,3 M . sau khi PƯ kết thúcthu đc 5,16 g chất rắn. tính m

$n_{Cu_(NO_3)_2} = 0,05$ ;
$Al + 3AgNO_3 --> Al(NO_3)_3 + 3Ag$
0,01....0,03.............................0,03
Giả sử $Cu(NO_3)_2$ phản ứng hết.
$2Al + 3Cu(NO_3)_2 --> 2Al(NO_3)_3 + 3Cu$
..........0,05 mol.................................0,05 mol
\Rightarrow m (g) chất rắn = 0,03 . 108 + 0,05 . 64 = 6,44 > 5,16(g)
\Rightarrow $Cu(NO_3)_2$ dư.
Gọi x là số mol Al pƯ vs $Cu(NO_3)_2$
$2Al + 3Cu(NO_3)_2 --> 2Al(NO_3)_3 + 3Cu$
x mol..............................................1,5 x mol
\Rightarrow $0,03 . 108 + 1,5x . 64 = 5,16$ \Rightarrow $x = 0,02$
\Rightarrow $m = 0,01 . 27 + 0,02.27 = 0,81(g)$
 
W

whitetigerbaekho

$n_{Cu_(NO_3)_2} = 0,05$ ;
$Al + 3AgNO_3 --> Al(NO_3)_3 + 3Ag$
0,01....0,03.............................0,03
Giả sử $Cu(NO_3)_2$ phản ứng hết.
$2Al + 3Cu(NO_3)_2 --> 2Al(NO_3)_3 + 3Cu$
..........0,05 mol.................................0,05 mol
\Rightarrow m (g) chất rắn = 0,03 . 108 + 0,05 . 64 = 6,44 > 5,16(g)
\Rightarrow $Cu(NO_3)_2$ dư.
Gọi x là số mol Al pƯ vs $Cu(NO_3)_2$
$2Al + 3Cu(NO_3)_2 --> 2Al(NO_3)_3 + 3Cu$
x mol..............................................1,5 x mol
\Rightarrow $0,03 . 108 + 1,5x . 64 = 5,16$ \Rightarrow $x = 0,02$
\Rightarrow $m = 0,01 . 27 + 0,02.27 = 0,81(g)$
chú ý 1 tý em, đối với bài toán cho 1 kim loại vào hỗn hợp 2 muối thì kim loại sẽ phản ứng trước với muối của kim loại yêu hơn nhá
ở đây khi cho Al vào hỗn hợp thì AgNO3 phản ứng trước
Viết liền lun 2 pt nhá ko nên tách ra


Al + 3Ag+ --> Al3+ + 3Ag
0.01----0.03-------------------0.03
2Al + 3Cu2+ ---> 2Al3+ + 3Cu
x----------------------------------1.5x
Cu2+ hết thì m rắn >5.16 gam
-> Cu2+ dư
108*0.03+64*1.5x=5.16=> x= 0.02
mAl=0.03*27=0.81g


Không post 2 bài liên tiếp
Chú ý xưng hô
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

67, cho 10,8 g hh Mg và Fe t/d với 500ml dd AgNO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc dd B và 16g chất rắn D. cho dd B t/d với dd NaOH dư sau đó nung kết tủa ngoài kk đến khối lượng k đổi thu đc 12g chất rắn E. tính nồng độ mol/l của dd AgNO3
___________________________
Sửa đề tí nhe bạn, phải 46g chất rắn D. :D
Gọi x, y lần lượt là số mol Mg, Fe tham gia phản ứng
PTHH:
$Mg + 2AgNO_3 \rightarrow Mg(NO_3)_2 + 2Ag \\ x---2x-----x----2x \\ Fe + 2AgNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_2 + 2Ag \\ y----2y----y----2y$
Bảo toàn nguyên tố Mg:
$Mg(NO_3)_2 \rightarrow Mg(OH)_2 \rightarrow MgO \\ --x-----x------x$
Bảo toàn nguyên tố Fe:
$2Fe(NO_3)_2 \rightarrow 2Fe(OH)_2 \rightarrow Fe_2O_3 \\ --y------y-----0,5y$
Nếu rắn D chỉ gồm Ag thì ta có hệ:
$\begin{cases} 2x + 2y = \dfrac{46}{108} \\ 24x + 56y = 10,8 \end{cases}$
Giải hệ ta được:
$x=\dfrac{19}{540} \ y=\dfrac{8}{540}$
\Rightarrow $m_{E}=\dfrac{19}{540}.40+\dfrac{0,5.8}{540}.160=15,63 > 12$
\Rightarrow Rắn D còn Fe dư.
Gọi z là số mol Fe dư
Ta có hệ:
$\begin{cases} 24x + 56y + 56z = 10,8 \\ 2x + 2y + z = \dfrac{46}{108} \\ 40x + 80y = 12 \end{cases}$
Giải hệ ta được:
$x=0,1 \ ; \ y=0,1 \ ; \ z=0,05$
$n_{AgNO_3}=2x+2y=0,1.2+0,1.2=0,4 \ (mol) \\ C_{M \ dd \ AgNO_3}=\dfrac{0,4}{0,5}=0,8M$
 
Top Bottom