[hoá 10 ] ôn về N và O

D

duyenhai96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hai bình A,B đều có dung tích không đổi 9,96l chứa kk (21%Ova 79%N về thể tích)ở t 27 oC và 752,4mmhg cho vào cả 2 bình 1 lg như nhau hh znsvaf Fes2 .trong bình B cho thêm 1 ít S sau khi nung bình để đốt cháy hh sunfua và S đưa t bình về 136,5 oC lúc đó trong A ap suất Pa và O chiếm 3,685 về thể tích ,B as Pb va N chiếm 83,16% về thể tích
1, tính % thể tích các khí trong b a
2,nếu lg S trong B thay đổi thì % thể tích các khí thay đổi thế nào
3,as Pa và pb = ?
4,tinh lg hh zns và fes2 đá cho vào mỗi bình
 
L

luffy_1998

$4FeS_2 + 11O_2 \rightarrow 2Fe_2O_3 + 8SO_2$
a..................2.75a..................2a
$2ZnS + 3O_2 \rightarrow 2ZnO + 2SO_2$
b..............1.5b...................b
$S + O_2 \rightarrow SO_2$
c........c.........c

752.4 mmHg = 0.99 atm.
Số mol hỗn hợp không khí: $n = \dfrac{pV}{RT} = 0.4 (mol)$
Số mol oxi: $n_{O_2} = 0.084 (mol)$, $n_{N_2} = 0.316 (mol)$

1 + 2.
Nhìn vào ptpu thấy cứ 1 mol O2 phản ứng với S thì lại có 1 mol SO2 tạo ra nên phản ứng này ko ảnh hưởng tới thể tích hỗn hợp.
Vì vậy: Khi lượng S tăng (giảm) thì thể tích toàn bộ hỗn hợp ko đổi nên %N2 ko đổi
Khi ko cho S thì %O2 cực đại = 3.865%, %SO2 cực tiểu = 13.115%
Khi cho S dư thì %SO2 cực đại = 16.84%, %O2 cực tiểu = 0%
Vì vậy khi tăng (giảm) lượng S thì O2 (SO2) tiến dần về cực tiểu, SO2 (O2) tiến dần về cực đại.
Xét A:
Ở hỗn hợp B, N chiếm 83.16% thể tích thì trong A cũng chiếm 83.16% thể tích
Mà %O2 = 3.685% nên trong A có 13.155% SO2

3 + 4.
Gọi số mol FeS2, ZnS, S là a, b, c
Xét bình A (để loại đi ẩn c)
Số mol N2 ko đổi:
Số mol hỗn hợp khí sau pu ở bình A cũng như bình B là:
$n_{hh} = \dfrac{n_{N_2}}{0.8316} = 0.38 = 0.4 - 0.75a - 0.5b $
Vì bình kín nên thể tích ko đổi. Vậy áp suất hai bình bằng nhau và bằng 1.28 atm tức 972.8 mmHg
$n_{SO_2} = 0.05 = 2a + b$
Giải hệ ta có: a = 0.02, b = 0.01
$\rightarrow m_{ZnS} = 0.97 (g)$
$m_{FeS_2} = 2.4 (g)$

Quên tên nhóm: Olala
 
Last edited by a moderator:
P

phumanhpro

a. Pư ở cả 2 bình:
ZnS + 3/2O2 ------> ZnO + SO2 (1)
2FeS2 + 11/2O2 -------> Fe2O3 + 4SO2 (2)
Ở bình B có thêm pư: S + O2 ---> SO2 (3)
Theo (3): cứ 1 mol O2 pư tạo 1 mol SO2 ==> pư (3) ko làm thay đổi số mol khí (do nFeS2 và nZnS ở hai bình là như nhau)
Trước khi nung, ta có: nO2=0,084 (mol), nN2=0,316 (mol)
Khí trong A: (SO2 (tt) + O2 dư) x mol
==> Khí trong B: (SO2 (tt) + O2 dư) x mol
Vì N2 ko tham gia pư ==> nN2 trước=nN2 sau
==> 0,316/(0,316+x).100%=83,16% ==> x=0,064
và ở bình A: nO2 dư/(nO2 dư + nSO2 tt + nN2).100%=3,68% <=> nO2 dư/(0,064 + 0,316).100%=3,68%
==> nO2 dư=0,014 (mol)
==> nSO2 tt=0,05 (mol)
==> %VSO2 tt=0,05/(0,064 + 0,316).100%=13,16%.
%VN2 (A)=%VN2 (B)=83,16%
b. Đề chưa rõ lắm (phải nói lượng S thay đổi từ 0 đến vừa đủ)
Khi đó: mS=0 ==> %VSO2 (A)=%VSO2 (B)=13,16%
Khi mS vừa đủ: %VO2 biến thiên từ 3,68% đến 0% (từ lúc ko có S đến lúc S vừa đủ)
==> %VSO2 biến thiên từ 13,16% đến (13,16% + 3,68%)=16,84%
%VN2 ko đổi.
c. Vì tổng số mol khí ở 2 bình A, B bằng nhau, đo ở cùng nhiệt độ, cùng thể tích bình:
==> PA=PB=nRT/V=[(0,064 + 0,316).22,4.(136,5 + 273)]/(9,96.273)=1,282 (atm)
d. Gọi: nZnS=x (mol), nFeS2=y (mol)
Từ (1), (2) ==> x + 2y=0,05
nO2 pư = 3/2x + 11/2y=0,084 - 0,014=0,07 (mol)
Giải các pt trên ==> x=0,01; y=0,02 ==> mZnS + FeS2=0,97 + 2,4=3,37 (g).
nhóm 2
 
Top Bottom