[Hoá 10]Nhóm Oxi

K

kakashi_hatake

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau đây là 1 số kiến thức về nhóm Oxi

Chương này chúng ta sẽ chia thành các bài như sau:

+ Tổng quát về nhóm Oxi + Oxi + Các hợp chất của Oxi
+ Lưu huỳnh + các oxit của lưu huỳnh
+ Axit sunfuric $H_2SO_4$

Sau đó chúng ta sẽ ôn bài tập, Các em chút ý trọng tâm chương này nói về AXIT SUNFURIC, khí LƯU HUỲNH ĐIOXIT

Sau đây chúng ta vào tìm hiểu về nhóm oxi nào ^^


Một số đặc điểm chung


- Gồm: Oxi (O), Lưu huỳnh (S), Selen (Se), Telu (Te), Poloni (Po)
+ Hoạt động hóa học tương đối mạnh (trừ Po), kém halogen
+ Có thể phản ứng trực tiếp với các kim loại tạo thành quặng (quặng oxit hoặc quặng sunfua)

- Tính chất : Có 6e lớp ngoài cùng -> xu hướng nhận thêm 2e


Oxi


- Số oxi hóa +2 ($OF_2)$, +1 ($O_2F_2$) (Oxi chỉ có số oxi hóa dương trong hợp chất DUY NHẤT với FLO), $\dfrac{-1}{3} \ (KO_3), \ \dfrac{-1}{2} \ (KO_2), \ -1 \ (H_2O_2), \ -2 \ (SO_2) $

- Các dạng thù hình của oxi
+ Khí Oxi ($O_2$) có trong không khí
+ Khí Ozon ($O_3$) có trong khí quyển ở độ cao tầm 10km-30km

- Tính chất hóa học

+ Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag phản ứng ở $200^oC$ )
+ Tác dụng với phi kim (trừ $F_2, \ Cl_2$)

Chú ý: Trong mội trường axit, $O_2$ oxi hóa được $I^-$, không có axit thì không phản ứng, còn ozon thì phản ứng được với $I^-$b ở môi trường trung tính -> Đây là phản ứng phân biệt oxi và ozon

$O_2+4HCl+4KI-> 4KCl+2I_2+2H_2O$
$O_3+2KI+H_2O->2KOH+I_2+O_2$

+ Tác dụng với hợp chất:

…….Với hợp chất thường thì ra hỗn hợp các oxit
$4FeS+7O_2->2Fe_2O_3+4SO_2$

…….Với $Fe(OH)_2$
$4Fe(OH)_2+O_2+2H_2O->4Fe(OH)_3$ (phản ứng xảy ran gay ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG)

….. Với chất hữu cơ chủ yếu ra $CO_2, \ H_2O$ và tỏa nhiệt

…… Tác dụng với oxit
$2CO+O_2->2CO_2$
$4FeO+O_2->2Fe_2O_3$

- Điều chế

+ Trong PTN

…… Từ chất giàu oxi là $KClO_3, \ KMnO_4$

…… Từ $H_2O_2,$ xúc tác $MnO_2$
$2H_2O_2 \xrightarrow{MnO_2} 2H_2O+O_2$

…… Từ nhiệt phân muối Nitrat
$2NaNO_3 \xrightarrow{t^o} -> 2NaNO_2+O_2$

+ Trong công nghiệp

….. Không khí sau khi loại bỏ $CO_2, \ H_2O$ được hóa lỏng ở $200$ atm. Chưng cất phân đoạn thu được oxi ở -183 độ C

…… Điện phân nước xúc tác NaOH hay $Na_2SO_4$
$2H_2O \xrightarrow{ điện \ phân} 2H_2+O_2$


Tính chất của Ozon và Hidro Peoxit

$O_3$

+ Màu xanh nhạt, tan nhiều trong nước hơn oxi
+ Có tính oxi hóa mạnh
+ Oxi hóa được tất cả các kim loại (trừ Au, Pt), oxi hóa được Ag ở nhiệt độ thường
+ Oxi hóa được $I^-$
+ Điều chế từ Oxi $3O_2 \xrightarrow{UV} 2O_3$ (do ảnh hưởng của tia cực tím UV, hoặc sự phóng điện khi có cơn dông )


$H_2O_2$

+ Chất lỏng không màu, tan trong nước ở bất kì tỉ lệ nào
+ Ít bền dễ phân hủy thành $H_2O, \ O_2$ (phân hủy nhanh hơn nếu có $MnO_2$)
+ Vừa có tính oxi hóa
$H_2O_2+KNO_2->KNO_3+H_2O$
$H_2O_2+2KI->2KOH+I_2$
+ Vừa có tính khử
$Ag_2O+H_2O_2->2Ag+O_2+H_2O$
$5H_2O_2+2KMnO_4+3H_2SO_4->2MnSO_4+5O_2+K_2SO_4+8H_2O$
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Bài tập

Bài 1
Nêu 2 phương trình hóa học chứng tỏkhí Oxi có tính oxi hóa kém hơn Ozon

Bài 2
Thêm 3.5g $MnO_2$ vào 197g hỗn hợp muối KCl, $KClO_3$. Trộn kỹ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn cân nặng 152.5g. Tính thành phần % theo khối lượng 2 muối đã dùng

Bài 3
Hỗn hợp khí A gồm Oxi và Ozon, tỉ khối của A so với $H_2$ là 19.2. B có $H_2, \ CO$ tỉ khối với $H_2$ là 3.6
Tính số mol A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol B

Bài 4
Hỗn hợp Oxi và Ozon, sau khi Ozon phân hủy hết ta được 1 chất khí duy nhất thể tích tăng 2%. Xác định thành phần các khí ban đầu trong hỗn hợp
Biết các chất đp cùng điều kiện nhiệt độ áp suất
 
V

vy000

Bài 1
Nêu 2 phương trình hóa học chứng tỏkhí Oxi có tính oxi hóa kém hơn Ozon

$O_3+Ag \rightarrow Ag_2O+O_2$

$O_3+NaI+H_2O \rightarrow NaOH+I_2+O_2$

Bài 2
Thêm 3.5g MnO2 vào 197g hỗn hợp muối KCl, KClO3. Trộn kỹ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn cân nặng 152.5g. Tính thành phần % theo khối lượng 2 muối đã dùng

$m_{\large\text{chất rắn giảm}}=m_{O^2 \uparrow}=3,5+197-152,5=48 (g)$

$n_{O(KClO_3)}=48:32.2=3 (mol)$

$m_{KClO_3}=3:3.122,5=122,5 (g)$

%$m_{KClO_3}=122,5:197.100=62,18$%

%$m_{KCl}=37,82$%
 
V

vy000

Bài 3
Hỗn hợp khí A gồm Oxi và Ozon, tỉ khối của A so với H2 là 19.2. B có H2, CO tỉ khối với H2 là 3.6
Tính số mol A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol B


$\large\text{Dùng sơ đồ đường chéo : $\\$ Trong A:$n_{O_2}:n_{O_3}=3:2 \rightarrow$ trong n mol A có 2,4n mol O
$\\$ Trong B:$n_{H_2}:n_{CO}=4:1 \rightarrow$ trong 1 mol B có chứa 0,2 mol $CO$ và 0,8 mol $H_2$ $\\$ }$

$n_{O (H_2O+CO_2)}=n_{H_2}+2n_{CO}=1.2 (mol)$

$\rightarrow n_{O (A)}=n_{O (H_2O+CO_2)}-n_{O (CO)}=1,2-0,2 = 1 (mol)$

$\rightarrow n_A=0,4 (mol)$



Bài 4
Hỗn hợp Oxi và Ozon, sau khi Ozon phân hủy hết ta được 1 chất khí duy nhất thể tích tăng 2%. Xác định thành phần các khí ban đầu trong hỗn hợp
Biết các chất đo cùng điều kiện nhiệt độ áp suất

Ơ,xác dịnh thành phần gì hả ck?

Thành phần Oxi và Ozon đó vk ^^

__
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Lưu huỳnh






I. Tính chất vật lý:

-Tinh thể rắn
-Màu vàng
-Không tan trong nước,tan nhiều trong dung môi hữu cơ

-Tồn tại ở 2 dạng: Lưu huỳnh tà phương ( $S_{\alpha}$ ) và lưu huỳnh đơn tà ($S_{\beta}$)

|$S_{\alpha}$|$S_{\beta}$
Khối lượng riêng|$2,07 g/cm^3$|$1,96 g/cm^3$
Nhiệt độ nóng chảy|$113^oC$|$119^oC$
Nhiệt độ bền|$<95,5^oC$|$95,5^oC - 119^oC$



II.Tính chất hoá học:

Là phi kim khá mạnh

Vừa thể hiện tính khử,vừa thể hiện tính oxi hoá,nhưng tính oxi hoá mạnh hơn,thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh


-Tác dụng với Hidro: $H_2+S \xrightarrow{t^o} H_2S$


-Với kim loại: Trừ Au,Pt

+As,Sb (nhóm VA) cháy sáng trong S
+Fe,Cu,Al,Zn tác dụng với S ở điều kiện $t^o$
+Hg tác dụng với S ngay ở nhiệt độ thường


-Tác dụng với phi kim trừ $N_2$ và $I_2$

$S+3F_2 \xrightarrow{t^o \text{thích hợp}} SF_6$
$S+3Cl_2+4H_2O \rightarrow 6HCl+H_2SO_4$
$S+O_2 \xrightarrow{t^o} SO_2$


-Thể hiện tính khử:

$S+6HNO_3(\text{đặc}) \rightarrow H_2SO_4+6NO_2+2H_2O$
$S+H_2SO_4 \rightarrow SO_2+H_2O$
$3S+2KClO_3 \rightarrow 3SO_2+2KCl$


III.Điều chế:

+ Từ quặng
+ Đốt khí $H_2S$ trong điều kiện thiếu không khí $2H_2S+O_2 \xrightarrow{t^o}2H_2O+2S$
+ Dùng $H_2S$ khử $SO_2$: $2H_2S+SO_2 \rightarrow 3S+2H_2O$
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Hidro sunfua


- Số oxi hóa của S là -2 -> tính khử mạnh
- Có mùi trứng thối, độc, ít tan trong nước
- Là axit yếu


Tính axit yếu:

$H_2S+NaOH \rightarrow NaHS+H_2O$
$H_2S+2NaOH \rightarrow Na_2S+2H_2O$


Tính khử mạnh

$H_2S+2FeCl_3 \xrightarrow{t^o} 2FeCl_2+2HCl+S \\ H_2S+H_2SO_4(\text{đặc}) \rightarrow SO_2 +S+H_2O \\ H_2S+3CuO \xrightarrow{t^o} 3Cu+SO_2+H_2O \\ H_2S+4Cl_2+4H_2O \rightarrow H_2SO_4+8HCl \\ H_2S+Cl_2 \rightarrow S+2HCl \\ 2H_2S+3O_2(\text{Dư}) \xrightarrow{t^o}2H_2O+2SO_2\\H_2S+O_2(\text{thiếu hoặc đủ}) \rightarrow H_2O+S$

Dung dịch $H_2S$ để lâu trong không khí trở nên vẩn đục màu vàng:

$H_2S (dd) + \dfrac12O_2 \rightarrow H_2O+S$

Muối sunfua của kim loại

+Kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ Be) : tan trong nước, tác dụng với HCl;H2SO4 loãng

+Kim loại nặng như Ag,Cu,Pb...: không tan trong nước,không tác dụng với HCl,H2SO4 loãng

+Kim loại còn lại như Zn,Fe...: không tan trong nước,tác dụng với HCl,H2SO4 loãng

+ Màu: ZNS (trắng), CdS, $Al_2S_3$ (vàng), $MnS$ hồng nhạt, CuS, PbS, HgS,..: đen

$ZnS$: trắng

$CdS ; Al_2S_3$: vàng

$MnS$:Hồng nhạt

$CuuS,FeS,Ag_2S,PbS,HgS$(muối của kim loại nặng):đen




$SO_2$


- Là oxit axit
- Khí không màu, mùi hắc độc, tan nhiều trong nước, gây ra ô nhiễm
- Một số phản ứng

$SO_2+NaOH-> NaHSO_3 \\ SO_2+PCl_5 -> POCl_3+SOCl_2 \\ \\ \\ SO_2+Cl_2 \xrightarrow{ ánh \ sáng} SO_2Cl_2 \\ 2SO_2+O_2 \underset{V_2O_5}{\overset{t^o , xt}{\rightleftharpoons}} 2 SO_3 \\ \\ \\ SO_2+NO_2->SO_3+NO \\ SO_2+H_2O_2 -> H_2SO_4 \\ SO_2+2H_2O+Cl_2->2HCl+H_2SO_4 \\ SO_2+2FeCl_3+2H_2O->2FeCl_2+H_2SO_4+2HCl \\ 5SO_2+2KMnO_4+2H_2O->K_2SO_4+2MnSO_4+2H_2SO_4 \\ \\ \\ SO_2+2CO \xrightarrow{500^oC, \ boxit} 2CO_2+S \\ SO_2+H_2->2H_2O+S \\ SO_2+Mg->MgO+S \\ SO_2+6HI->H_2S+3I_2+2H_2O $

- Điều chế

$S+O_2 \xrightarrow{t^o} SO_2 \\ 2H_2S+3O_2 \xrightarrow{t^o}2SO_2+2H_2O \\ Cu+H_2SO_{4 \ đặc} \xrightarrow{t^o} CuSO_4+SO_2+2H_2O \\ 4FeS_2+11O_2 \xrightarrow{t^o}8SO_2+2Fe_2O_3$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom