[Hoá 10] Nhận biết các chất

S

sandy_26

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận biết các chất

I, Lựa chọn thuốc thử thích hợp để nhận biết các chất
1. Phương pháp
Dựa vào tính chất vật lí, hoá học (tuỳ theo đề bài) để nhận biết các hoá chất như dựa trên dấu hiệu về
màu sắc, mùi và tính tan hoặc phản ứng tạo chất kết tủa hay bay hơi.
2. Các loại thuốc thử thường dùng:
a, Quỳ tím
- nhận biết dung dịch axit quỳ tím hoá đỏ
- nhận biết dung dịch bazơ quỳ tím hoá xanh
- nhận biết dung dịch muối( của axit mạnh-bazơ yếu) . ví dụ : [TEX] NH_4Cl ; (NH_4)_2{SO_4}_2[/TEX]...: quỳ tím hoá đỏ
- nhận biết dung dịch muối (của axit yếu-bazơ mạnh) . ví dụ: [TEX] Na_2{CO_3} ; Na_2S[/TEX]...: quỳ tím hoá xanh
b, Dung dịch [TEX] AgNO_3[/TEX]
- ion [TEX] Cl^- : Ag^+ + Cl^- \Rightarrow AgCl\downarrow [/TEX](màu trắng)
- ion [TEX] Br^- : Ag^+ + Br^- \Rightarrow AgBr\downarrow [/TEX](màu vàng nhạt)
- ion [TEX] I^- : Ag^+ + I^- \Rightarrow AgI\downarrow [/TEX](màu vàng sậm)

II, Không dùng thuốc thử khác. chỉ dùng chất của đầu bài để phân biệt các chất đã cho
* phương pháp:
- các phản ứng hoá học đặc trưng của các hoá chất cần nhận biết.
- lập bảng để nhận biết.( tuỳ theo đề bài)


(các bạn có thể tham khảo và sử dụng trong các bài tập nhận biết.)
 
J

jelly_nguy3n96tn

- đóng góp vài cái nà
1. Nh
n biết NH3

- Dung dịch phenolphtalein: Dung dịch phenolphtalein từ không màu màu tím hồng
- Quỳ tím: Làm xanh giấy quỳ tím
- Giấy tẩm dung dịch HCl: Có khói trắng xuất hiện
NH3 + HCl → NH4Cl (tinh thể muối)
- Dung dịch muối Fe2+: Tạo dung dịch có màu trắng xanh do NH3 bị dung dịch muối
Fe2+ hấp thụ
2NH3 + Fe2+ + 2H2O → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NH4+
2. Nhn biết SO3



- Dung dịch BaCl2: Tạo kết tủa trắng, bền, không phân hủy
3. Nhn biết H2S



- Giấy tẩm Pb(NO3)2: Làm đen giấy tẩm
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + HNO3
4. Nhn biết O3, Cl2



- Dung dịch KI: Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2↑ + I2
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 sau khi sinh ra thì làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
5. Nhn biết SO2



- Dung dịch Br2: Làm nhạt màu đỏ nâu của dung dịch Br2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
- Dung dịch KMnO4: Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
- Dung dịch H2S: Tạo bột màu vàng
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
- Dung dịch I2: Nhạt màu vàng của dung dịch I2
SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
6. Nhn biết CO2



- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
7. Nhn biết CO



- Dung dịch PdCl2: Làm vẩn đục dung dịch PdCl2
CO + PdCl2 + H2O → Pd↓ + HCl
8. Nhn biết NO2



- H2O, O2, Cu: NO2 tan tốt trong nước với sự hiện diện của không khí, dung dịch sinh ra
hòa tan Cu nhanh chóng
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
9. Nhn biết NO



- Khí O2: Hóa nâu khi gặp O2
2NO + O2 → 2NO2↑ (màu nâu)
- Dung dịch muối Fe2+: Bị hấp thụ bởi dung dịch muối Fe2+ tạo phức hợp màu đỏ sẫm
Fe2+ + NO → [Fe(NO)]2+
10. Nhn biết H2, CH4



- Bột CuO nung nóng và dư: - Cháy trong CuO nóng là cho CuO màu đen chuyển sang
màu đỏ của Cu
H2 + CuO → Cu↓ (màu đỏ) + H2O
CH4 + CuO → Cu↓ (màu đỏ) + CO2↑ + H2O
Riêng CH4 có t


o ra khí CO2 làm đục nước vôi trong có dư
11. Nhn biết N2, O2



- Dùng tàn đóm que diêm:
N2 làm tắt nhanh tàn đóm que diêm
O2 làm bùng cháy tàn đóm que diêm
 
A

anhtraj_no1

sau đây là 1 vài bài nhận biết
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 4 kim loại sau : Al, Zn, Cu, Fe.
Có 4 oxit riêng biệt sau: Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO. Làm thế nào có thể nhận biết từng oxit bằng phương pháp hóa học với điều kiện chỉ đuợc dùng thêm 2 chất.
 
J

jelly_nguy3n96tn

Làm ý đầu tiên nhá:
- Trích mẫu thử.
- Cho 4 chất trên vào dung dịch HCl.
+ Chất nào không pư là Cu.
+ Chất nào pư có khí thoát ra là Al,Zn,Fe.
2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2

Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2

Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2

- Cho 3 kim loại còn lại vào dung dịch NaOH.
+ Chất nào pư có khí thoát ra là Al và Zn
Al + H2O + NaOH ---> NaAlO2 + 3/2H2

Zn + H2O + 2NaOH ----> Na2ZnO + H2
+ Còn lại là Fe ko pư với NaOH.
- Cho 2 kim loại t/d với dung dịch NH3
+ Chất nào tan sủi bọt khí là Zn
ZnO + 4NH3 + H2O => [Zn(NH3)4](OH)2 tan


Zn + 2H2O >> Zn(OH)2 + H2
+ Còn lại là Al

 
B

binbon249

Có 4 oxit riêng biệt sau: Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO. Làm thế nào có thể nhận biết từng oxit bằng phương pháp hóa học với điều kiện chỉ đuợc dùng thêm 2 chất.

dùng 1 hóa chất, 2 hóa chất ko hay :)

Cho nước vào các ống nghiệm, tan là Na2O ~> tạo thành dung dịch NaOH, các lọ còn lại ko tan, cho NaOH vào các ống nghiệm còn lại

+ Tạo kết tủa keo trắng tan trong kiềm dư là Al2O3

+Tạo kết tủa nâu đỏ là Fe2O3

+ Tạo kết tủa trắng là MgO
 
A

anhtraj_no1

Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch sau đây:
a) K2SO4, K2CO3, K2SiO3, K2S, K2SO3.
b) MgCl2, NaBr, Ca(NO3)2.
 
B

binbon249

Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch sau đây:

a) K2SO4, K2CO3, K2SiO3, K2S, K2SO3.

Dùng HCl nhé:
+Tạo khí gây khó thở K2CO3

+ Tạo khí có mùi hắc K2SO3

+ Tạo kết tủa keo trắng là K2SiO3

+Ko có hiện tượng gì là K2SO4


-Dùng AgNO3

+ Tạo kết tủa trắng là MgCl2

+ Tạo kết tủa vàng là NaBr

+ Ko có ht là Ca(NO3)2
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom