[Hóa 10] hỏi về TCHH của HNO3

  • Thread starter thienthan_boy
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 4,051

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hienzu

Mình cũng bit chút chút, ko bit có giup đc bn ko
HNO3 là 1 axit mạnh, làm đỏ quỳ tím
-dd HNO3 td với bazo, ddbazo, oxit bazo ko tan. Nó oxi hoá tất cả các kim loại kể cả Cu Ag, oxi hoá phi kim P,S,C...
[Btác dụng với muối

]Tan vô hạn trong nước[/B]
-
 
K

konnit_keomut_bimbim.sua

-KL tác dụng HNO3 đặc nóng tạo NO2
-KL tác dụng với HNO3 loãng thì:
+ Với KL trung bình yếu, tại đk thường như Cu, Ag, Fe chỉ tạo NO
+ Với các KL mạnh hơn như Al, Mg, Zn có thể khử HNO3 xuống các số oxi hóa thấp hơn để tạo hh các sản phẩm như NO, N2O, N2, NH4NO3..
+ HNO3 rất loãng và lạnh còn tạo được H2 với các KL hoạt động
-Al, Fe, Cr.. bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội..

"Mức oxi hóa của nitơ trong acid nitric bằng +5. Khi thể hiện với tính cách là chất oxi hoá, HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau:
NO2(+IV) - N2O3(+III) - NO(+II) - N2O(+I) - N2(0) - NH4NO3(-III)
Chất nào trong các chất này được tạo thành, nghĩa là trong trường hợp này hay khác, acid nitric bị khử sâu đến mức nào là phụ thuộc vào bản chất của chất khử và vào điều kiện phản ứng, trước hết là vào nồng độ của acid. Nồng độ acid nitric càng lớn, thì nó bị khử càng ít sâu hơn. Khi acid nitric loãng tác dụng với kim loại hoạt tính kém, ví dụ với Cu, thì NO thoát ra. Trong trường hợp với kim loại hoạt tính mạnh hơn sắt, kẽm - thì N2O được tạo thành. Acid nitric rất loãng tác dụng với kim loại hoạt động - kẽm, magie, nhôm - tạo thành ion amoni, ion này tạo với acid thành amoni nitrate. Thông thường thì một số các sản phẩm tạo thành cùng một lúc.
Để minh hoạ, ta đưa ra sơ đồ phản ứng oxi hóa một số kim loại bằng acid nitric:
Cu + HNO3 (đặc) --> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Cu + HNO3 (loãng) --> Cu(NO3)2 + NO + H2O
Mg + HNO3 (loãng) --> Mg(NO3)2 + N2O + H2O
Zn + HNO3 (loãng) --> Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Khi acid nitric tác dụng với kim loại thì hidro không thoát ra.
 
G

gororo

Axit nitric

1.Những tính chất thông thường
_Làm đỏ quỳ tím
_Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước (nếu số oxi hóa của gốc kl là cao nhất)
VD: CuO + 2HNO3=>Cu(NO3)2 + H2O
NaOH + HNO3=>NaNO3 + H2O
_Tác dụng với muối của axit yếu hơn tạo muối nitrat
VD: CaCO3 + 2HNO3=>Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

2.Tính oxi hóa
a, Với kl
HNO3 có khả năng oxi hóa hầu hết các kl (trừ Au, Pt) về số oxi hóa cao nhất tạo muối nitrat và sp khử tùy từng klcũng như nồng độ axit
_Đối với các kl yếu (đứng sau H) td với HNO3 đặc tạo sp khử là NO2, nếu là HNO3 loãng thì sp khử là NO
VD: Cu + 4HNO3đ=>Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3l=>3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
_Đối với các kl mạnh như Zn, Al, Mg...HNO3 có thể bị khử đến N2O, N2 hoặc NH4NO3
VD: 8Al + 30HNO3l=>8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
4Mg + 10HNO3l=>4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
_Fe, Al, Mn, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc nguội

b,Với phi kim
Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxi hóa đc nhiều phi kim như C, S, P
VD: C + 4HNO3=>CO2 + 4NO2 + 2H2O

c,Với hợp chất

Khi đun nóng, HNO3 có thể oxi hóa đc nhiều hợp chất như H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt II
VD: FeO + 4HNO3=>Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
 
S

sot40doc

bổ sung TCHH nhé
dd axit gồm 3HCl 1 HNO3 có thể hoà tan Au ,Pt
Au + 3HCl + HNO3 --> AuCl3 + NO + 2H2O
còn như gororo nói trên đúng rồi nhưng mình bổ sung thêm là HNO3 còn có thể tạo ra các sản phẩm như N2O3 : lỏng màu xanh thẫm
N2O5 : rắn,tinh thể ,có thể thăng hoa
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom