[Hoá 10]Hỏi về màu sắc của 1 số dung dịch và kết tủa và 1 số thắc mắc

Status
Không mở trả lời sau này.
G

gauto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin giúp mình cái. Hôm đó mình làm thí nghiệm ở trường thấy màu sắc của 1 số dd và kết tủa không đúng như trong 1 số sách nói. Cũng có thể là do hóa chất có vấn đề./:)
1. AgBr?? (mình thấy nó màu trắng - rất khó phân biệt với màu kết tủa AgCl, trong khi nhiều sách màu vàng nhạt)
2. CuCl2?? (mình thấy có màu xanh giống như màu xanh lá cây, nhưng ai cũng bảo nó màu xanh lam)
3. NaHCO3 tan hay ít tan.
4. Vì sao để khử độc Hg ta dùng S??
5. Trong các PTPƯ, nếu sản phẩm tạo ra là H2SO3 thì ta viết thế nào mới chính xác? H2O+SO2 hay H2SO3??
Còn nhiều thắc mắc nữa mà tạm thời mình chưa nghĩ ra. Không hiểu rõ thì mình thấy day dứt lắm. Cảm ơn.:-*;)
 
K

kido_b

AgBr màu vàng nhạt chị ạ ?

CuCl2 làm thí nghiệm trên lớp là màu xanh lục nhạt

nhưng em nghĩ có khi là HCl đậm đặc thì đc màu xanh lam há ;))

chưa thử bao h =.=

NaHCO3 tan ít trong nước

 
K

kira_l

4. Vì sao để khử độc Hg ta dùng S??
5. Trong các PTPƯ, nếu sản phẩm tạo ra là H2SO3 thì ta viết thế nào mới chính xác? H2O+SO2 hay H2SO3??

Theo em câu 5 là nên viết là H2O + SO2 bởi H2SO3 là axit ko bền dễ phân hủy ở nhiệt độ thường :|

câu 4 em chưa học :|
 
K

kingtiger

dùng S để khử độc Hg vì ở đk thường S + Hg ----> HgS
[YOUTUBE]CW2MfZjLYAI[/YOUTUBE]
 
B

bluesky_hvt

trong phương trình phản ứng mà sản phẩm tạo thành là H2SO3 thì ta nên viết thành H2O + SO2 vì axit H2SO3 là axit yếu nên dễ dàng bị phân hủy thành H2O và SO2 ( giống như axit H2CO3 đó bạn!)
 
G

gororo

thấy màu sắc của 1 số dd và kết tủa không đúng như trong 1 số sách nói. Cũng có thể là do hóa chất có vấn đề./:)
1. AgBr?? (mình thấy nó màu trắng - rất khó phân biệt với màu kết tủa AgCl, trong khi nhiều sách màu vàng nhạt)
2. CuCl2?? (mình thấy có màu xanh giống như màu xanh lá cây, nhưng ai cũng bảo nó màu xanh lam)
Những cái khác mọi người nói hết rồi thôi ko đề cập lại!
1.Thấy nó màu trắng bởi vì làm thí nghiệm trên lớp thì chỉ sd các dd có nồng độ nhỏ nên màu vàng nhạt nhìn càng nhạt hơn=>ra màu trắng!
Nói dễ hiểu hơn thì: nếu nhiều thì đậm nếu ít thì nhạt ấy mà, cũng tương tự với màu của các dd thôi!
2.Điều này thì vô cùng đồng ý với bạn, từ thực nghiệm tới cái hình trong SGK thì đều thấy nó màu xanh lá cây, thế mà sách nào cũng nói nó màu xanh da trời!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom