[Hoá 10] giúp mình mấy bài tập này

C

colourful_rainbow_116

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho 36,8 g hỗn hợp X gồm FeO và FeCO3 tan hết vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu đc 0,25 mol hỗn hợp Y gồm hai khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17,8. Biết N+5 chỉ bị khử xuống một mức oxi hoá. Các khí trong Y là gì?

2. Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R hoá trị không đổi. Hoà tan hoàn toàn m g hỗn hợp X cần V lít dung dịch HNO3 0,2M sau phản ứng thu được 0,04 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O (có tỉ lệ mol là 1:3) và dung dịch Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cô cạn được 12,22 g muối khan
Phần 2: cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,45g kết tủa trắng.
Kim loại R là gì và thể tích V là bao nhiêu?

3. Một bình kín chứa khí NH3 ở 0độC và 1 atm với nồng độ 1M. Nung bình kín đó đến 546độC, NH3 bị phân huỷ theo phản ứng
2NH3(k) ----> N2(k) + 3H2(k)
Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, áp suất trong bình là 3,3atm. Thể tích bình không đổi.
Giá trị hằng số cân bằng của phản ứng tại 546độC là bao nhiêu?
 
C

chontengi

1. Cho 36,8 g hỗn hợp X gồm FeO và FeCO3 tan hết vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu đc 0,25 mol hỗn hợp Y gồm hai khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17,8. Biết N+5 chỉ bị khử xuống một mức oxi hoá. Các khí trong Y là gì?

N+5 bị khử xuống 1 mức oxi hoá --> NO2

Mtb = 35,6

--> 1 khí nhỏ hơn 35,6 --> CO


2. Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R hoá trị không đổi. Hoà tan hoàn toàn m g hỗn hợp X cần V lít dung dịch HNO3 0,2M sau phản ứng thu được 0,04 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O (có tỉ lệ mol là 1:3) và dung dịch Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cô cạn được 12,22 g muối khan
Phần 2: cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,45g kết tủa trắng.
Kim loại R là gì và thể tích V là bao nhiêu?

nN2 = 0,01 , nN2O = 0,03

kt trắng --> chỉ có Mg(OH)2 ( do NaoH dư)

( có 3 HĐRX kt trắng là Zn(OH)2 , Al(OH)3 , Mg(OH)2 )

Trong nửa hh: nMg(OH)2 = nMg = 0,025

--> mMg = 0,6

mKL = 12,22 - (0,01.10 + 0,03.8).62/2 = 1,68

--> mR = 1,08

2.nMg + a.nR = (0,01.10 + 0,03.8)/2

a.nR = 0,12

a.1,08/M = 0,12

--> a = 3 --> M = 27

nHNO3 = 2.nMg + 3.nAl + 2.nN2 + 2.nN2O = 2.0,05 + 3.0,08 + 2.0,01 + 2.0,03 = 0,42

V = 2,1
 
C

cuccuong

3. Một bình kín chứa khí NH3 ở 0độC và 1 atm với nồng độ 1M. Nung bình kín đó đến 546độC, NH3 bị phân huỷ theo phản ứng
2NH3(k) ----> N2(k) + 3H2(k)
Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, áp suất trong bình là 3,3atm. Thể tích bình không đổi.
Giá trị hằng số cân bằng của phản ứng tại 546độC là bao nhiêu?
áp suất tăng lên vì 2 lí do : nhiệt độ tăng và số mol khí tăng. Nhiệt độ từ [TEX]0^oC[/TEX] ( tức 273K) tăng lên đến [TEX]546^oC[/TEX] (tức 819K) nghĩa là nhiệt độ tuyệt đối tăng 3 lần. Như vậy số mol khí chỉ tăng [TEX]\frac{3,3}{3} = 1,1[/TEX] (lần)
giả sử ban đầu trong bình chứa n mol khí [TEX]NH_{3}[/TEX] và x mol chất đó đã bị phân hủy:
[TEX]2NH_3\rightarrow \ N_2 + 3H_2[/TEX]
số mol ban đầu: n 0 0
số mol lúc cân bằng: n-x 0,5x 1,5x
tổng số mol khí lúc cân bằng : n-x+0,5x+1,5x=1,1n
x=1,1n
nồng độ mol lúc cân bằng:
[TEX][N_2]=\frac{0,5 . 0,1n}{V}=0,05[/TEX](mol/l) (vì [TEX]\frac{n}{V}[/TEX] = nồng độ bạn đầu của [TEX]NH_3 \rightarrow \ \frac{n}{V}=1[/TEX]
[TEX][H_2]=\frac{1,5.0,1n}{V}=0,15[/TEX](mol/l)
[TEX][NH_3]=\frac{n-0,1n}{V}=0,9[/TEX](mol/l)
hằng số cân bằng [TEX]K=\frac{[N_2][H_2]^3}{[NH_3]^2}=\frac{0,05(0,15)^3}{(0,9)^2}= 2,08.10^{-4}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom