[Hóa 10] giúp mình giải đáp nhé

P

phat_tai_1993

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 2 cốc A, B có cũng trọng lượng. Đặt A, B lên 2 đĩa cân thì cân cân bằng. Thêm vào cốc A 100 g đ AgNO3 và cốc B 100 gam dd Na2CO3. Sau đó thêm vào mỗi cốc 200 g dd HCl (HCl lấy dư cho cả 2 cốc)
a) tính C% theo khối lượng của dd AgNO3 và dd Na2CO3 biết phải thêm vào cốc B 2,2 gam dd Na2O3 thì c6an mới cân bằng trở lại và khối lượng dd bên cốc B (sau khi thêm HCl) lớn hơn khới lượng dd bên cốc A (sau khi thêm HCl và lọc bỏ kết tủa) là 12,15 g.
b) tính C% của dd HCl đã dùng biết nếu chỉ thêm 100 gam dd HCl (AgNO3 và Na2CO3 có nồng độ như trên) vào mỗi cốc ( A vẫn chứa 100 g dd AgNO3 và b vẫn chứa 100 g dd Na2CO3), sau đó lầy dd còn lại trong cốc B cho vào dd còn lại trong cốc A thì thu được 2,87 g kết tủa mới.
Mọi người tâp trung làm câu b nhé! Cảm ơn mọi người!
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

Cho 2 cốc A, B có cũng trọng lượng. Đặt A, B lên 2 đĩa cân thì cân cân bằng. Thêm vào cốc A 100 g đ AgNO3 và cốc B 100 gam dd Na2CO3. Sau đó thêm vào mỗi cốc 200 g dd HCl (HCl lấy dư cho cả 2 cốc)
a) tính C% theo khối lượng của dd AgNO3 và dd Na2CO3 biết phải thêm vào cốc B 2,2 gam dd Na2O3 thì c6an mới cân bằng trở lại và khối lượng dd bên cốc B (sau khi thêm HCl) lớn hơn khới lượng dd bên cốc A (sau khi thêm HCl và lọc bỏ kết tủa) là 12,15 g.
b) tính C% của dd HCl đã dùng (các dd AgNO3 và Na2CO3 có nồng độ như trên) vào mỗi cốc ( A vẫn chứa 100 g dd AgNO3 và b vẫn chứa 100 g dd Na2CO3), sau đó lầy dd còn lại trong cốc B cho vào dd còn lại trong cốc A thì thu được 2,87 g kết tủa mới.
Mọi người tâp trung làm câu b nhé! Cảm ơn mọi người!

thêm vào cốc B 2,2 gam dd Na2O3 thì c6an mới cân bằng trở lại nên ta có khối lượng CO2 bay ra là 2,2
[tex]n_{CO_2}=n_{Na_2CO_3}=0.05[/tex]
từ dữ kiện thứ hai ta có khối lượng kết tủa AgCl là 12,15+2,2=14,35
[tex]n_{AgCl}=n_{AgNO_3}=0,1[/tex]
từ đây tính C% đi nhé, có số mol tức là có khối lượng rồi, chia cho khối lượng dd nữa là oki
b)để xem thử câu b nhé, ^^, mà tớ nghĩ HCl đã lấy dư nên toàn bộ AgNO3 đã chuyển thành AgCl rồi, sao lại tạo kết tủa nữa, ^^
 
Last edited by a moderator:
B

baby_style


thêm vào cốc B 2,2 gam dd Na2O3 thì c6an mới cân bằng trở lại nên ta có khối lượng CO2 bay ra là 2,2
[tex]n_{CO_2}=n_{Na_2CO_3}=0.05[/tex]
từ dữ kiện thứ hai ta có khối lượng kết tủa AgCl là 12,15+2,2=14,35
[tex]n_{AgCl}=n_{AgNO_3}=0,1[/tex]
từ đây tính C% đi nhé, có số mol tức là có khối lượng rồi, chia cho khối lượng dd nữa là oki
b)để xem thử câu b nhé, ^^, mà tớ nghĩ HCl đã lấy dư nên toàn bộ AgNO3 đã chuyển thành AgCl rồi, sao lại tạo kết tủa nữa, ^^
đề bài đâu có cho HCl dư vhar zero :)........................
 
P

phat_tai_1993

Zero_flyer giải câu a đúng rồi đó (bạn học Hóa rất giỏi đấy). Còn cây b, không phải HCl dư, lượng dư axit chỉ dùng để giải câu a. Bạn ko thấy lạ sao, muồi AgCl ko tan, nó ko tác dụng được các dd muối khác.Câu này giăng bẫy chúng ta, bởi chúng ta phải xét nhiều trường hợp khác nhau:
+Nếu câu b dùng lượng dư HCl, thì phản ứng ko xảy ra ---> loại trừ vì đề bài cho biết có kết tủa tạo thành.
+Nếu dùng lượng dư AgNO3 thì sẽ tạo kết tủa AgCl với NaCl của cốc B.
+Nếu dùng lượng dư AgNO3 và Na2CO3 thì sẽ có 2 kết tủa: AgCl và AgCO3.
Tuy nhiên đề bài ko nói rõ chất dư ở câu b, nên gây khó khăn cho chúng ta! Mọi người cố nhé!
 
Z

zero_flyer

(HCl lấy dư cho cả 2 cốc)
nguyên văn câu này là của cậu nhé, còn nếu cậu nói thế kia thì mình có thể phân thành 2 trường hợp, ^^
 
Top Bottom