[Hoá 10] Giải bài tập bằng phương pháp thăng bằng electron.

V

vuhanhtc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giải giúp mình hai bài tập này bằng phương pháp thăng bằng electron với, mình cũng mới học nên chưa thạo phương pháp:

Bài1: Cho m(g) Fe tác dụng với Oxi thu được 12(g) hỗn hợp A gồm Fe và 3 oxit. Cho A tác dụng với HNO3 dư thu được 2,24(l) NO ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính m.

Bài 2:
Chia 4,5(g) hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng HCl dư được 1,344(l) khí (đktc) và 0,6 gam chất rắn. Phần 2 tác dụng 1,2(l) dung dịch gồm AgNO3 0,8M và Cu(NO3)2 0,5M thu được chất rắn B và dung dịch C.
1) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong dung dich A
2) Tính khối lượng chất rắn B và tổng khối lượng muối trong dung dịch C.

( Bài này phần A các bạn có thể ghi luôn kết quả nhưng phần B thì các bạn nhớ trình bày chi tiết nha! tại phần này mình chẳng hỉu gì cả)
 
Last edited by a moderator:
V

vuhanhtc

Bạn nào biết làm thì chỉ giúp mình với. Mình sắp có bài kiểm tra vào phần này rồi nên cần gấp lắm!!!
 
T

thienlong233

Bài1: Cho m(g) Fe tác dụng với Oxi thu được 12(g) hỗn hợp A gồm Fe và 3 oxit. Cho A tác dụng với HNO3 dư thu được 2,24(l) NO ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính m.

Bài 2:Chia 4,5(g) hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng HCl dư được 1,344(l) khí (đktc) và 0,6 gam chất rắn. Phần 2 tác dụng 1,2(l) dung dịch gồm AgNO3 0,8M và Cu(NO3)2 0,5M thu được chất rắn B và dung dịch C.
1) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong dung dich A
2) Tính khối lượng chất rắn B và tổng khối lượng muối trong dung dịch C.

1.
ta có [TEX]\frac{3m}{56}[/TEX] = [TEX]\frac{4.(12-m)}{32}[/TEX] + 0,1.3

giải ra m=10,08g

2.

xét trong 1 phần

m (Al+Fe+Cu) trong 1 phần=2,25g

p1. Cu ko tác dụng với HCl -->0,6g=mCu

-->mAl+Fe=2,25-0,6=1,65g

gọi nAl=x, nFe=y

27x+56y=1,65
1,5x+y=0,06

-->x=0,03, y=0,015

-->% mỗi KL

P2. Al và Fe sẽ đẩy đc cả 2 muối, Cu đẩy AgNO3

biết số mol từng kim loại ở trên theo pt mà tính toán
 
V

vuhanhtc

Bạn này làm tắt quá mình chẳng hỉu gì cả mình muốn làm theo phương pháp bảo toàn e nhưng bạn lại không trình bày ra. Bạn nào có thời gian thì trình bày chi tiết giúp mình nha. Còn phần 2 bài 2 mình cũng thay kết quả ở phần trên vào nhưng mà nó không ra, chẳng hiểu nữa!!!
 
B

bang_mk123

ĐỊnh luật bảo toàn e: Tổng e nhường = tổng e nhận chắc bạn bít rùi => Vấn đề chình là xác định những chất thay đổi số OXH. VD bài 1 nhá:

$Fe^0 --> Fe^{+3} +3e$
$\frac{m}{56}$ ______________ $\frac{3m}{56}$

$N^{+5} +3e --> N^{+2}$
0,1mol __ 3.0,1
$2.O^0 +2.2e --> 2.O^{-2}$
$\frac{12-m}{16.2}$ __ $4.\frac{12-m}{16.2}$

Tổng nhường = tổng nhận nên:
$\frac{3.m}{56} = \frac{4.(m-12)}{32} +3.0,1$

p/s: theo bài của thienlong233 là $\frac{4.(m-12)}{32}$ nhưng theo mình phải là $\frac{2.(m-12)}{32}$ mới hợp với công thức ( 4/2 mà)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom