P
phannhungockhanh
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CÂU CHUYỆN VỀ HOÁ HỌC
Câu chuyện của liti
Nhà vật lý người Mỹ Robert Wood và câu chuyện với Li.
Năm 1891, Robert vừa tốt nghiệp đại học. Ông đến Baitimore để học môn Hóa dưới sự hướng dẫn của giáo sư tên tuổi Remsen. Ông ta ở trọ trong một nhà gần trường đại học và được các sinh viên khác kể rằng bà chủ nhà thường lấy thức ăn thừa của ngày hôm trước để nấu lại làm thức ăn sáng ngày hôm sau, nhưng làm thế nào để chứng minh được điều này? Wood thường nổi tiếng về khả năng tìm ra những giải pháp đơn giản nhưng độc đáo cho các vấn đề. Ông cũng đã không hổ danh trong lần này.
Hôm đó, khi món bít – tết được dọn cho ông trong buổi cơm chiều, ông không ăn nhưng lại rắc lên đó chất clorua lithium, là 1 chất hoàn toàn vô hại và trông, nếm giống hệt muối ăn. Hôm sau, trong buổi điểm tâm, các sinh viên gom những lát thịt trong phần ăn của mình và đưa nó vào 1 quang phổ kế để xem xét. Một vạch đỏ xuất hiện trên quang phổ do việc phát xạ của Li tạo nên một chấm trên chữ i. Người chủ tham lam đã bị phát hiện.
Nhiều năm sau Wood vẫn còn nhớ lại một cách thích thú việc “điều tra hình sự” của mình...
Câu chuyện cốc thần
Có một hôm, nhà hoá học Thuỵ Điển lừng danh Berzelius đang rất bận rộn với những thí nghiệm trong phòng làm việc. Ông quên bẵng là hôm đó ông có mời bạn bè đến dự sinh nhật của mình.
Mãi khi bà Maria , vợ ông vào tận phòng mời ông ra thì ông mới nhớ ra và vội vã về nhà. Vừa về nhà, khác khứa đã nhao nhao nâng cốc chúc mừng làm ông không kịp rửa tay, đỡ vội ly rượu anh đào mật ong uống liền một hơi. Khi ông rót đầy cốc thứ hai, ông bỗng nhăn mặt :
"Maria! Sao em lại đem giấm cho anh?" Maria và khách khứa đều ngây người ra. Maria nhìn kĩ vào bình rượu, rót ra một ít và nếm thử. Chẳng có chút vị chua nào mà đích thị là thứ rượu vừa ngọt vừa thơm.
Berzelius đưa cốc rượu của mình cho Maria nếm thử thì quả nhiên muốn nôn ra.
Bà kêu lên : " Làm sao rựơu ngọt lại trở lên chua loét thế này ? "
Mọi người đổ ra xem ai nấy đều cho rằng chuyện lạ đó là do "cốc thần" !
Còn các bạn, các bạn nghĩ đó là do gì gây nên ??? Chắc chắn phải có một chất gì đó do nhà hóa học mang về từ phòng thí nghiệm rồi .
Berzelius phát hiện ra trong cốc có một ít bột màu đen. Ông nhìn kĩ lại tay mình thì thấy dính đầy bột bạch kim.
Thì ra là vậy. Ông phấn khởi đến nỗi uống cạn li giấm đó. Hoá ra chính bạch kim đã làm xúc tác cho quá trình biến rượu thành giấm.
Nhà hóa học nghiên cứu
Nguyên tố hóa học ở vỏ trái đất:
Nhiều nhất: O=50% ; Si=26% ; Al=7,4% ; Fe=4,7% ; Ca=3,3% ; Na=2,4% ; K=2,35% ; Mg=1,9% ; H=1% ; Ti=0,6%.
Ít nhất: Tổng lượng poloni: 9600t ; actini 26000t ; radon<260t ; atatin 69mg!
Lượng hóa chất có trong cơ thể một người nặng trung bình 65kg:
• Lượng nước đủ để giặt một áo sơ mi.
• Lượng sắt đủ để làm một chiếc đinh 5 phân.
• Lượng đường đủ làm nửa chiếc bánh bột nhỏ.
• Lượng mỡ đủ nấu được bảy bánh xà phòng.
• Lượng photpho sản xuất được 2.200 đầu que diêm.
• Lượng lưu huỳnh đủ giết chết một con bọ chét.
• Lượng vôi trong xương đủ để trộn vữa xây một chiếc chuồng gà nhỏ.
Vậy tính giá thành các hóa chất vi lượng thêm nữa vào, một người chỉ đáng giá vẻn vẹn... 3 đô la!
Giáo sư G.Morovic trường đại học Yale cho rằng giá các chất trong cơ thể ở dạng hợp chất là:
• 1g hemoglobin: 3 đô la.
• 1g insulin: 45 đô la.
• g homon cmon; joliculin: 45000 đô la.
• 1g prolactin: 1700000 đô la.
Và Giáo sư Morovic cho rằng để tổng hợp nên một con người, ít nhất là 1 tỉ đô la! Đầu tư ấy quả là không có lợi mặc dù như vậy là biết con người có giá trị lắm chứ. Cho nên... nhờ “cỗ máy thiên nhiên” là tốt nhất.
Nhà hoá học và các ngành nghề khác
Lang muir - người đề xuất lí thuyết hấp phụ hiện đại gắn cả cuộc đời với môn leo núi và trượt tuyết.
Seaborg - người phát minh và nghiên cứu hàng loạt nguyên tố mới họ siêu urani là cầu thủ hookey kiệt suất.
Nhà hóa học cao phân tử hàng đầu Ziegler say mê sưu tầm và nuôi cá vàng. Đồng nghiệp nổi tiếng của ông là Cargin là người câu cá thiện nghệ và sưu tầm tem lớn.
Chuyên gia hàng đầu về khí hiếm Aston lại là một nhà biểu diễn violonxen bậc thầy (đồng thời phát minh ra đồng vị phóng xạ).
Meyer, Perkin Anbuzov đều là những nhạc công vĩ cầm tuyệt vời (đều có phản ứng mang tên mình).
Ramsay - ông tổ của khí trơ cũng như Carothers - ông tổ của sợi tổng hợp là các cãi lẫy lừng.
Borondin - nhà hoá học kiêm nhà soạn nhạc Nga lẫy lừng.
Nhà hóa họcđặt nền móng cho hoá lí Ostwald hằng năm đều có triển lãm tranh cá nhân. Còn Keluke ông tổ của hợp chất thơm lại có khiếu ngôn ngữ và hội hoạ.
Davy, Van't Hoff nổi tiếng về thơ ca, ngôn ngữ. Haber là nhà viết kịch, Lomonosov kiêm cả sử học, ngôn ngữ, hoạ sĩ.
Mendeleev gắn với nghề đóng vali cổ truyền.
Nhầm lẫn kim cương với thủy tinh
Một lần vào năm 1820 ở London đã xảy ra một chuyện om sòm. Trong một buổi tối chiêu đãi các nhân vật quyền quý, một người thợ kim hoàn nổi tiếng đã nói với bá tước phu nhân (chủ nhân): “Thưa quý bà, trên ngón tay bày không phải là kim cương mà là đồ giả”.
Vào năm 1790, Straxơ – thợ kim hoàn người Viên, lần đầu đã điều chế được thủy tinh pha chì, còn gọi là phalê, với thành phần chì oxit PbO đến gần 50%. Tính chất quang học của thủy tinh này và kim cương khá giống nhau: Đều có “tia sáng” và “ánh kim cương”. Những mẩu vụn pha lê làm ta liên tưởng đến các hột xoàn. Những cục pha lê nhỏ gọi là “stras” theo tên Straxơ. Nhìn dạng bên ngoài của stras khó phân biệt với kim cương nhưng nếu tìm hiểu kỹ nó thì thấy độ cứng của nó không đạt: Nó không làm xước thủy tinh. Rõ ràng những hạt giả kim cương này đã được đem bán cho bá tước phu nhân và vì thế bà đã đeo hột xoàn lớn nhất.
Để nhuộm lại “Stras”, người ta thêm vào phối liệu nóng chảy một lượng nhỏ (0,0001%) vàng Au dưới dạng hợp chất bất kỳ của kim loại này và nhận được ngọc rubi giả màu đỏ rực. Cho coban oxit CoO vào thì sẽ biến “stras” thành thủy tinh xanh đẹp, giống như ngọc xaphia. Còn thêm vào phối liệu khi nấu pha lê một ít crôm (III) oxit (Cr2O3) thì làm cho “stras” giống như ngọc rubi (lumzud).
Nhìn những chuỗi kim cương lấp lánh
Khi tìm ra nguyên tố phóng xạ radi, hoàng gia Anh đã mời ông bà Pierre Curie và Marie Sklodowska – Curie sang Anh để thuyết trình về nguyên tố này.
Trong bữa tiệc chiêu đãi long trọng của hoàng gia, Marie nhìn ngắm những chuỗi kim cương đẹp nhất lấp lánh trên cổ để trần của các bậc mệnh phụ một cách thích thú và ngạc nhiên thấy ông Pierre cũng nhìn chằm chằm vào những chuỗi kim cương đó.
• Em không thể tưởng tượng được có những đồ trang sức đẹp như thế - Marie nói.
• Em biết không, Pierre đáp lại, trong bữa tiệc, lúc ngồi anh nghĩ ra một trò chơi: Anh làm con tính xem số kim cương đeo trên cổ mỗi bà khách có thể... xây dựng được bao nhiêu phòng thí nghiệm?
Học viện hoàng gia Anh đã tặng ông bà huân chương Davy – phần thưởng cao quý nhất. Đó là một cái “đĩa nhỏ bằng vàng”, ông bà đã cho bé Iren 6 tuổi giữ làm đồ chơi!
Đây quả là một gia đình phi thường mà cả hai vợ chồng đều là nhà khoa học lớn của thế giới.
Riêng bà Marie được hai giải Nobel hoá học và vật lý. Sau khi bà Marie nhận giải Nobel hóa học 24 năm, con gái và con rể của ông bà Curie là Iren là Joliot – Curie cũng được trao giải Nobel hóa học về đề tài phóng xạ... Tên của ông bà được đặt cho tên một nguyên tố hóa học đó là Curi (Cm)!
Những đặc điểm chính xác
Người phát minh ra phương pháp lưu hóa cao su là Ch.Goodyear. Ông là người nghèo túng nhưng kiên trì theo đuổi công việc của mình.
Một hôm có một chủ xưởng máy hỏi người bạn của mình làm thế nào tìm gặp được Goodyear, người này bèn bảo:
- Anh cứ tìm người nào mặc quần cao su, áo cao su, đi giày cao su, độ mũ cao su, có một cái ví bằng cao su nhưng không có lấy một đồng xu thì... đó chính là Goodyear.”
Nữ thần Valadis
Nhà hóa học Friedrich Wohler (1800 – 1882) đáng lẽ là người phát minh ra nguyên tố vanađi, nhưng ông đã bỏ qua nguyên tố này vì không nghĩ rằng đó là một nguyên tố mới. Hai năm sau, nhà hóa học Thụy Điển Niels Sefstrem (1787 – 1845), học trò của Berzelius, tìm được vanađi và chứng minh nó là một nguyên tố mới, nên lịch sử hóa học ghi công đó thuộc về ông.
Berzelius liền sáng tác một câu chuyện nhỏ để trêu Wohler: “Ở phương Bắc xa xôi, nữ thần Valadis ngự trong lâu đài tráng lệ. Một ngày đẹp trời, có ai đó gõ cửa. Nàng kiêu ngạo “Hãy để hắn gõ thêm một lần nữa”, nhưng tiếng bước chân đã xa dần. Nàng nhìn qua cửa sổ, thoáng thấy bóng Wohler đã bỏ đi. Hai năm sau, lại có người gõ cửa. nữ thần vội vàng ra mở cửa. Sefstrem bước vào. Kết quả của cuộc gặp gỡ hạnh phúc ấy làm một đứa con mang tên Vanađi.
Phát hiện chất nổ hóa học
Từ một tai nạn ở phòng thí nghiệm Munich (Đức), các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra khả năng giải phóng năng lượng của bọt silic. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ kết luận chất bọt này có sức công phá gấp 7 lần TNT.
Cách đây 3 năm, tại phòng thí nghiệm ở Munich, người ta chỉ tìm hiểu tính phản quang của bọt Si. Để tránh hiện tượng oxi hóa, mẫu thử được đặt trong môi trường chân không, sau đó người ta hạ thấp nhiệt độ xuống –1800C. Nhưng do một sự rò rỉ, oxi lọt vào bên trong và ngay lập tức chuyển thành thể lỏng bám lên trên bề mặt bọt Si tạo ra một chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến sự bùng cháy. “Đó là một tiếng nổ long trời lở đất. Thoạt tiên chúng tôi không làm gì cả, may mà lúc đó không có ai trong phòng thí nghiệm” – Kovalev kể lại.
Sau khi phát hiện thủ phạm chính của vụ nổ là bọt Si, nhóm các nhà khoa học đã lập lại thí nghiệm trên nhiều lần. Theo Kovalev, mẫu thử Si sở dĩ có khả năng bùng phát mạnh như vậy vì hai nguyên nhân: Thứ nhất nhờ cấu trúc “bọt” nên nó có bề mặt tiếp xúc cực rộng, thứ hai ở môi trường nhiệt độ -1800C, oxi hóa lỏng nên khả năng tiếp xúc với bề mặt của bọt Si tốt hơn và toàn diện hơn oxi ở thể khí. Vì vậy chỉ trong 1 phần triệu giây, mẫu vật có thể bị đốt cháy hoàn toàn giải phóng ra năng lượng vô cùng lớn.
“Bọt Si hoàn toàn không nguy hiểm, để có thể bùng nổ phải có những điều kiện đặc biệt nên nó rất an toàn trong điều kiện thường” – Kovalev nói.
Hiện giới khoa học đã công nhận kết quả của Kovalev. Tuy nhiên làm thế nào để sử dụng nguồn năng lượng tiềm ẩn trong Si lại là cả một vấn đề. Nhà vật lý Leigh Canham (Mỹ) đã thành lập một phòng thí nghiệm riêng để nghiên cứu chất nổ theo gương Alfred Nobel. Mới đây trên tờ Scientist, ông tuyên bố rằng tương lai sẽ có nhiều vệ tinh chạy bằng Si. Tuy nhiên các đồng nghiệp tỏ ra nghi ngờ giấc mơ này của ông. Họ thừa nhận rằng, trong đám bọt Si có rất nhiều năng lượng nhưng để giải phóng nó người ta cần nhiệt độ là – 1800C. Mà điều này hoàn toàn không đơn giản khi đưa vào thực tế.
Phát minh do ngủ quên
Một đêm Carothers – nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng thẳng, đinh chợp mắt ít phút. Nhưng... ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh dậy, ông hốt hoảng lo cho tất cả công sức thí nghiệm: Có lẽ đã tan thành mây khói? Ai ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ông thấy chiếc đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới – sợi nilon ngày nay.
Câu chuyện của liti
Nhà vật lý người Mỹ Robert Wood và câu chuyện với Li.
Năm 1891, Robert vừa tốt nghiệp đại học. Ông đến Baitimore để học môn Hóa dưới sự hướng dẫn của giáo sư tên tuổi Remsen. Ông ta ở trọ trong một nhà gần trường đại học và được các sinh viên khác kể rằng bà chủ nhà thường lấy thức ăn thừa của ngày hôm trước để nấu lại làm thức ăn sáng ngày hôm sau, nhưng làm thế nào để chứng minh được điều này? Wood thường nổi tiếng về khả năng tìm ra những giải pháp đơn giản nhưng độc đáo cho các vấn đề. Ông cũng đã không hổ danh trong lần này.
Hôm đó, khi món bít – tết được dọn cho ông trong buổi cơm chiều, ông không ăn nhưng lại rắc lên đó chất clorua lithium, là 1 chất hoàn toàn vô hại và trông, nếm giống hệt muối ăn. Hôm sau, trong buổi điểm tâm, các sinh viên gom những lát thịt trong phần ăn của mình và đưa nó vào 1 quang phổ kế để xem xét. Một vạch đỏ xuất hiện trên quang phổ do việc phát xạ của Li tạo nên một chấm trên chữ i. Người chủ tham lam đã bị phát hiện.
Nhiều năm sau Wood vẫn còn nhớ lại một cách thích thú việc “điều tra hình sự” của mình...
Câu chuyện cốc thần
Có một hôm, nhà hoá học Thuỵ Điển lừng danh Berzelius đang rất bận rộn với những thí nghiệm trong phòng làm việc. Ông quên bẵng là hôm đó ông có mời bạn bè đến dự sinh nhật của mình.
Mãi khi bà Maria , vợ ông vào tận phòng mời ông ra thì ông mới nhớ ra và vội vã về nhà. Vừa về nhà, khác khứa đã nhao nhao nâng cốc chúc mừng làm ông không kịp rửa tay, đỡ vội ly rượu anh đào mật ong uống liền một hơi. Khi ông rót đầy cốc thứ hai, ông bỗng nhăn mặt :
"Maria! Sao em lại đem giấm cho anh?" Maria và khách khứa đều ngây người ra. Maria nhìn kĩ vào bình rượu, rót ra một ít và nếm thử. Chẳng có chút vị chua nào mà đích thị là thứ rượu vừa ngọt vừa thơm.
Berzelius đưa cốc rượu của mình cho Maria nếm thử thì quả nhiên muốn nôn ra.
Bà kêu lên : " Làm sao rựơu ngọt lại trở lên chua loét thế này ? "
Mọi người đổ ra xem ai nấy đều cho rằng chuyện lạ đó là do "cốc thần" !
Còn các bạn, các bạn nghĩ đó là do gì gây nên ??? Chắc chắn phải có một chất gì đó do nhà hóa học mang về từ phòng thí nghiệm rồi .
Berzelius phát hiện ra trong cốc có một ít bột màu đen. Ông nhìn kĩ lại tay mình thì thấy dính đầy bột bạch kim.
Thì ra là vậy. Ông phấn khởi đến nỗi uống cạn li giấm đó. Hoá ra chính bạch kim đã làm xúc tác cho quá trình biến rượu thành giấm.
Nhà hóa học nghiên cứu
Nguyên tố hóa học ở vỏ trái đất:
Nhiều nhất: O=50% ; Si=26% ; Al=7,4% ; Fe=4,7% ; Ca=3,3% ; Na=2,4% ; K=2,35% ; Mg=1,9% ; H=1% ; Ti=0,6%.
Ít nhất: Tổng lượng poloni: 9600t ; actini 26000t ; radon<260t ; atatin 69mg!
Lượng hóa chất có trong cơ thể một người nặng trung bình 65kg:
• Lượng nước đủ để giặt một áo sơ mi.
• Lượng sắt đủ để làm một chiếc đinh 5 phân.
• Lượng đường đủ làm nửa chiếc bánh bột nhỏ.
• Lượng mỡ đủ nấu được bảy bánh xà phòng.
• Lượng photpho sản xuất được 2.200 đầu que diêm.
• Lượng lưu huỳnh đủ giết chết một con bọ chét.
• Lượng vôi trong xương đủ để trộn vữa xây một chiếc chuồng gà nhỏ.
Vậy tính giá thành các hóa chất vi lượng thêm nữa vào, một người chỉ đáng giá vẻn vẹn... 3 đô la!
Giáo sư G.Morovic trường đại học Yale cho rằng giá các chất trong cơ thể ở dạng hợp chất là:
• 1g hemoglobin: 3 đô la.
• 1g insulin: 45 đô la.
• g homon cmon; joliculin: 45000 đô la.
• 1g prolactin: 1700000 đô la.
Và Giáo sư Morovic cho rằng để tổng hợp nên một con người, ít nhất là 1 tỉ đô la! Đầu tư ấy quả là không có lợi mặc dù như vậy là biết con người có giá trị lắm chứ. Cho nên... nhờ “cỗ máy thiên nhiên” là tốt nhất.
Nhà hoá học và các ngành nghề khác
Lang muir - người đề xuất lí thuyết hấp phụ hiện đại gắn cả cuộc đời với môn leo núi và trượt tuyết.
Seaborg - người phát minh và nghiên cứu hàng loạt nguyên tố mới họ siêu urani là cầu thủ hookey kiệt suất.
Nhà hóa học cao phân tử hàng đầu Ziegler say mê sưu tầm và nuôi cá vàng. Đồng nghiệp nổi tiếng của ông là Cargin là người câu cá thiện nghệ và sưu tầm tem lớn.
Chuyên gia hàng đầu về khí hiếm Aston lại là một nhà biểu diễn violonxen bậc thầy (đồng thời phát minh ra đồng vị phóng xạ).
Meyer, Perkin Anbuzov đều là những nhạc công vĩ cầm tuyệt vời (đều có phản ứng mang tên mình).
Ramsay - ông tổ của khí trơ cũng như Carothers - ông tổ của sợi tổng hợp là các cãi lẫy lừng.
Borondin - nhà hoá học kiêm nhà soạn nhạc Nga lẫy lừng.
Nhà hóa họcđặt nền móng cho hoá lí Ostwald hằng năm đều có triển lãm tranh cá nhân. Còn Keluke ông tổ của hợp chất thơm lại có khiếu ngôn ngữ và hội hoạ.
Davy, Van't Hoff nổi tiếng về thơ ca, ngôn ngữ. Haber là nhà viết kịch, Lomonosov kiêm cả sử học, ngôn ngữ, hoạ sĩ.
Mendeleev gắn với nghề đóng vali cổ truyền.
Nhầm lẫn kim cương với thủy tinh
Một lần vào năm 1820 ở London đã xảy ra một chuyện om sòm. Trong một buổi tối chiêu đãi các nhân vật quyền quý, một người thợ kim hoàn nổi tiếng đã nói với bá tước phu nhân (chủ nhân): “Thưa quý bà, trên ngón tay bày không phải là kim cương mà là đồ giả”.
Vào năm 1790, Straxơ – thợ kim hoàn người Viên, lần đầu đã điều chế được thủy tinh pha chì, còn gọi là phalê, với thành phần chì oxit PbO đến gần 50%. Tính chất quang học của thủy tinh này và kim cương khá giống nhau: Đều có “tia sáng” và “ánh kim cương”. Những mẩu vụn pha lê làm ta liên tưởng đến các hột xoàn. Những cục pha lê nhỏ gọi là “stras” theo tên Straxơ. Nhìn dạng bên ngoài của stras khó phân biệt với kim cương nhưng nếu tìm hiểu kỹ nó thì thấy độ cứng của nó không đạt: Nó không làm xước thủy tinh. Rõ ràng những hạt giả kim cương này đã được đem bán cho bá tước phu nhân và vì thế bà đã đeo hột xoàn lớn nhất.
Để nhuộm lại “Stras”, người ta thêm vào phối liệu nóng chảy một lượng nhỏ (0,0001%) vàng Au dưới dạng hợp chất bất kỳ của kim loại này và nhận được ngọc rubi giả màu đỏ rực. Cho coban oxit CoO vào thì sẽ biến “stras” thành thủy tinh xanh đẹp, giống như ngọc xaphia. Còn thêm vào phối liệu khi nấu pha lê một ít crôm (III) oxit (Cr2O3) thì làm cho “stras” giống như ngọc rubi (lumzud).
Nhìn những chuỗi kim cương lấp lánh
Khi tìm ra nguyên tố phóng xạ radi, hoàng gia Anh đã mời ông bà Pierre Curie và Marie Sklodowska – Curie sang Anh để thuyết trình về nguyên tố này.
Trong bữa tiệc chiêu đãi long trọng của hoàng gia, Marie nhìn ngắm những chuỗi kim cương đẹp nhất lấp lánh trên cổ để trần của các bậc mệnh phụ một cách thích thú và ngạc nhiên thấy ông Pierre cũng nhìn chằm chằm vào những chuỗi kim cương đó.
• Em không thể tưởng tượng được có những đồ trang sức đẹp như thế - Marie nói.
• Em biết không, Pierre đáp lại, trong bữa tiệc, lúc ngồi anh nghĩ ra một trò chơi: Anh làm con tính xem số kim cương đeo trên cổ mỗi bà khách có thể... xây dựng được bao nhiêu phòng thí nghiệm?
Học viện hoàng gia Anh đã tặng ông bà huân chương Davy – phần thưởng cao quý nhất. Đó là một cái “đĩa nhỏ bằng vàng”, ông bà đã cho bé Iren 6 tuổi giữ làm đồ chơi!
Đây quả là một gia đình phi thường mà cả hai vợ chồng đều là nhà khoa học lớn của thế giới.
Riêng bà Marie được hai giải Nobel hoá học và vật lý. Sau khi bà Marie nhận giải Nobel hóa học 24 năm, con gái và con rể của ông bà Curie là Iren là Joliot – Curie cũng được trao giải Nobel hóa học về đề tài phóng xạ... Tên của ông bà được đặt cho tên một nguyên tố hóa học đó là Curi (Cm)!
Những đặc điểm chính xác
Người phát minh ra phương pháp lưu hóa cao su là Ch.Goodyear. Ông là người nghèo túng nhưng kiên trì theo đuổi công việc của mình.
Một hôm có một chủ xưởng máy hỏi người bạn của mình làm thế nào tìm gặp được Goodyear, người này bèn bảo:
- Anh cứ tìm người nào mặc quần cao su, áo cao su, đi giày cao su, độ mũ cao su, có một cái ví bằng cao su nhưng không có lấy một đồng xu thì... đó chính là Goodyear.”
Nữ thần Valadis
Nhà hóa học Friedrich Wohler (1800 – 1882) đáng lẽ là người phát minh ra nguyên tố vanađi, nhưng ông đã bỏ qua nguyên tố này vì không nghĩ rằng đó là một nguyên tố mới. Hai năm sau, nhà hóa học Thụy Điển Niels Sefstrem (1787 – 1845), học trò của Berzelius, tìm được vanađi và chứng minh nó là một nguyên tố mới, nên lịch sử hóa học ghi công đó thuộc về ông.
Berzelius liền sáng tác một câu chuyện nhỏ để trêu Wohler: “Ở phương Bắc xa xôi, nữ thần Valadis ngự trong lâu đài tráng lệ. Một ngày đẹp trời, có ai đó gõ cửa. Nàng kiêu ngạo “Hãy để hắn gõ thêm một lần nữa”, nhưng tiếng bước chân đã xa dần. Nàng nhìn qua cửa sổ, thoáng thấy bóng Wohler đã bỏ đi. Hai năm sau, lại có người gõ cửa. nữ thần vội vàng ra mở cửa. Sefstrem bước vào. Kết quả của cuộc gặp gỡ hạnh phúc ấy làm một đứa con mang tên Vanađi.
Phát hiện chất nổ hóa học
Từ một tai nạn ở phòng thí nghiệm Munich (Đức), các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra khả năng giải phóng năng lượng của bọt silic. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ kết luận chất bọt này có sức công phá gấp 7 lần TNT.
Cách đây 3 năm, tại phòng thí nghiệm ở Munich, người ta chỉ tìm hiểu tính phản quang của bọt Si. Để tránh hiện tượng oxi hóa, mẫu thử được đặt trong môi trường chân không, sau đó người ta hạ thấp nhiệt độ xuống –1800C. Nhưng do một sự rò rỉ, oxi lọt vào bên trong và ngay lập tức chuyển thành thể lỏng bám lên trên bề mặt bọt Si tạo ra một chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến sự bùng cháy. “Đó là một tiếng nổ long trời lở đất. Thoạt tiên chúng tôi không làm gì cả, may mà lúc đó không có ai trong phòng thí nghiệm” – Kovalev kể lại.
Sau khi phát hiện thủ phạm chính của vụ nổ là bọt Si, nhóm các nhà khoa học đã lập lại thí nghiệm trên nhiều lần. Theo Kovalev, mẫu thử Si sở dĩ có khả năng bùng phát mạnh như vậy vì hai nguyên nhân: Thứ nhất nhờ cấu trúc “bọt” nên nó có bề mặt tiếp xúc cực rộng, thứ hai ở môi trường nhiệt độ -1800C, oxi hóa lỏng nên khả năng tiếp xúc với bề mặt của bọt Si tốt hơn và toàn diện hơn oxi ở thể khí. Vì vậy chỉ trong 1 phần triệu giây, mẫu vật có thể bị đốt cháy hoàn toàn giải phóng ra năng lượng vô cùng lớn.
“Bọt Si hoàn toàn không nguy hiểm, để có thể bùng nổ phải có những điều kiện đặc biệt nên nó rất an toàn trong điều kiện thường” – Kovalev nói.
Hiện giới khoa học đã công nhận kết quả của Kovalev. Tuy nhiên làm thế nào để sử dụng nguồn năng lượng tiềm ẩn trong Si lại là cả một vấn đề. Nhà vật lý Leigh Canham (Mỹ) đã thành lập một phòng thí nghiệm riêng để nghiên cứu chất nổ theo gương Alfred Nobel. Mới đây trên tờ Scientist, ông tuyên bố rằng tương lai sẽ có nhiều vệ tinh chạy bằng Si. Tuy nhiên các đồng nghiệp tỏ ra nghi ngờ giấc mơ này của ông. Họ thừa nhận rằng, trong đám bọt Si có rất nhiều năng lượng nhưng để giải phóng nó người ta cần nhiệt độ là – 1800C. Mà điều này hoàn toàn không đơn giản khi đưa vào thực tế.
Phát minh do ngủ quên
Một đêm Carothers – nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng thẳng, đinh chợp mắt ít phút. Nhưng... ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh dậy, ông hốt hoảng lo cho tất cả công sức thí nghiệm: Có lẽ đã tan thành mây khói? Ai ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ông thấy chiếc đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới – sợi nilon ngày nay.