[Hóa 10] Các bài tập về Nguyên tử

T

tho_fbi_dn98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là +56,07.10^{-19}C. Tìm X.
2) Tổng số hạt (p, n, e) trong M_2X_3 là 120 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 48. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 11. Tổng số hạt (p, n, e) trong M^{3+} nhiều hơn trong X^{2-} là 11. Tìm công thức M_2X_3.
3) Một hợp chất ion có cấu tạo từ M^+ và X^{2-}. Tổng số các hạt p, n, e trong phân tử M_2X là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối ion M^+ lớn hơn số khối ion X^{2-} là 23. Tổng số hạt p,n,e trong ion M^+ nhiều hơn trong X^{2-} là 31 hạt. Xác định M và X.
:khi (58)::khi (58)::khi (58)::khi (58)::khi (58)::khi (58):
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

1) Số hiệu nguyên tử của X là
Z=56,07.10^-19/(1,602.10^-19)=35.

2) Gọi p, n, p' và n' lần lượt là số proton và notoron của M và X.
Tổng số hạt (p, n, e) trong M_2X_3 là 120 hạt => 2.(2p+n)+3.(2p'+n')=120 (1).
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 48
=> (2.2p+3.2p') - (2n+3n')=48. (2)
Số khối của M lớn hơn số khối của X là 11 => (p+n)-(p'+n')=11. (3)
Tổng số hạt (p, n, e) trong M^{3+} nhiều hơn trong X^{2-} là 11=>
[2p+n-3]- [2p'+n'+2] =11.(4)
Giải hệ 4 ẩn 4 phương trình trên => p, n, p' và n'.
Gộp (1) với (2) => (2p+3p') và (2n+3n')
Gộp (3) với (4) => (p-p') và (n-n')

3)
Làm tương tự bài 2.
 
X

xuanquynh97

2) Gọi p, n, p' và n' lần lượt là số proton và notoron của M và X.
Tổng số hạt (p, n, e) trong M_2X_3 là 120 hạt => 2.(2p+n)+3.(2p'+n')=120 (1).
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 48
=> (2.2p+3.2p') - (2n+3n')=48. (2)
Số khối của M lớn hơn số khối của X là 11 => (p+n)-(p'+n')=11. (3)
Tổng số hạt (p, n, e) trong M^{3+} nhiều hơn trong X^{2-} là 11=>
[2p+n-3]- [2p'+n'+2] =11.(4)
Giải hệ 4 ẩn 4 phương trình trên => p, n, p' và n'.
Gộp (1) với (2) => (2p+3p') và (2n+3n')
Gộp (3) với (4) => (p-p') và (n-n')


Sao mình thấy bài này cũng số lẻ nhỉ
 
Top Bottom