[ hóa 10] bài toán TB

O

ongbaby_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 2 kim loại A và B có 2 e hóa trị, hỗn hợp x gốm 2 oxit của A và B có khối lượng 20,9g. Cho X hòa tan hoàn toàn vào nước được dung dịch Y, Y tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch Na2CO3 2M tạo ra m g kết tủa

a) Xác định A và B
Tính % khối lượng mỗi oxit
b) Tính m
 
O

ongbaby_97

1/Cho 1,8g kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thì sau một thời gian, thể tích khí thoát ra vượt quá 3.36 l ( đktc). Xác định kim loại



2/Nguyên tố R tạo ra 2 oxit có công thức ROx và ROy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R, viết công thức hóa học các oxit biết rằng x,y là 2 số nguyên liên tiếp.
 
Last edited by a moderator:
N

nkok23ngokxit_baby25

1/Cho 8g kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thì sau một thời gian, thể tích khí thoát ra vượt quá 3.36 l ( đktc). Xác định kim loại

viết phương trình

tính số mol $H_2$ => $n_{KL}$ ==> M =... ==> kim loại :...

p/s: eo này mk sao vậy nè hết nhầm chỗ này rùi nhầm chỗ khác chán kinh k làm nữa :((
 
Last edited by a moderator:
H

hokthoi

1/
2M + 6HCl -------->2MCl3 + 3H2
8/M____________________12/M
=>12/M >0,15
=>M<80
=>Al hoặc Ga
2/
từ giả thiết suy ra hệ pt gômg các pt
8x=0,5R
6,4y=0,6R
|x-y|=1
=>x=2,y=3,R=32
=>CT:SO2 và SO3
 
Last edited by a moderator:
P

phamthimai146

1/Cho 1,8g kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thì sau một thời gian, thể tích khí thoát ra vượt quá 3.36 l ( đktc). Xác định kim loại

số mol kim loại = mol H2 ==> x > 0,15
Nguyên tử lượng kim loậi = M < 1,8/0,15 < 12 ==> M là Be


2/Nguyên tố R tạo ra 2 oxit có công thức ROx và ROy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R, viết công thức hóa học các oxit biết rằng x,y là 2 số nguyên liên tiếp.


Phân tử lượng ROx = R + 16x = 16x/0,5 = 32x ==> R = 16x ==> x = 2 ==> R = 32 => SO2
Tương tự phân tử lượng ROy = R + 16yx = 16x/0,6 = 26,67y ==> R = 10,67x ==> y = 3 ==> R = 32 => SO3
 
O

ongbaby_97

[ hóa 10] xác định vị trí

1. hai nguyên tố A và B thuộc cùng một phân nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn.
Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 16
xác định A và B

2. hai nguyên tố A và B thuộc 2 nhóm liên tiếp và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 19. Xác định A,B biết A thuộc nhóm IVA còn B thuộc nhóm IIIA
 
O

ongbaby_97

[ hóa 10] xác định tên kim loại

Cho 1 lượng muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10% thì sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 14,77%. Xác định công thức hóa học của muối cacbonat
 
V

vy000

1. hai nguyên tố A và B thuộc cùng một phân nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn.
Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 16
xác định A và B


Tổng điện tích hạt nhân của A và B là 16
Xét chu kì 2 và 3 có tổng điện tích hạt nhân $\in [14 ;28]$
$14<16<28$

Do đó A và B thuộc chu kì 2 và 3.

Giả sử $Z_A<Z_B$
ta có hệ:
$\begin{cases}Z_A+Z_B=16\\Z_A+8=Z_B\end{cases}$


Bài 2 bạn thử làm xem :),gần tương tự :)
 
A

abc100

goi số đơn vị đtich hat nhan la cua nto A là Z
Vi A, B cùng thuộc nhóm A và 2 chu kì ktiep nhau trong BTH nên số dvi đtich hạt nhan của B là Z + 8 hoặc Z + 18
TH1 Z + 8 : Z + Z + 8 = 16
--> 2Z = 8 --> Z = 4 --> Be; Z + 8 = 12 --> Mg
TH2 Z + 18 : Z + Z + 18 = 16
---> 2 Z = -2 ( vô lí)
 
O

ongbaby_97

[ hóa 10]xác định tên kim loại

Cho 0.48g 1 kim loại thuộc nhóm II A vào dung dịch HCl dư thì sau phản ứng thu được dung dịch có khối lượng tăng 0,44g. Xác định kim loại nhóm IIA
 
H

huytrandinh

[TEX]X_{2}CO_{3},n_{HCl}=2[/TEX]
[TEX]X_{2}CO_{3}+2HCl\rightarrow 2XCl+CO_{2}+H_{2}O[/TEX]
[TEX].m_{dd HCL}=2.36,5.10=730[/TEX]
[TEX]m_{X_{2}CO_{3}}=2X+60[/TEX]
[TEX]=>m_{ddt}=2X+790[/TEX]
[TEX].m_{dds}=2x+790-44=2X+746[/TEX]
[TEX]%XCl=\frac{200(X+35,5)}{2X+746}=14,77<=>X=23=>Na[/TEX]
 
K

kakashi_hatake

Cho 0.48g 1 kim loại thuộc nhóm II A vào dung dịch HCl dư thì sau phản ứng thu được dung dịch có khối lượng tăng 0,44g. Xác định kim loại nhóm IIA


Gọi kim loại đó là R
$R+2HCl->RCl_2+H_2$
0.02 mol...........0.02 mol

Khối lượng dung dịch tăng $m_R-m_{H_2}=0.44$
Suy ra $m_{H_2}=0.48-0.44=0.04$ -> $n_{H_2}= \dfrac{0.04}{2} = 0.02 \ (mol)$

Suy ra $n_R=0.02 \ mol -> M_R= \dfrac{0.48}{0.02} =24$
Suy ra R là Mg
 
O

ongbaby_97

[ hóa 10] xác định tên kim loại

1. cho 8 g oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm VIA tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch hidroxit kim loại nhóm IA có nồng độ 1M thì sau phản ứng thu được 14,2g muối trung hòa xác định công thức oxit của R và hidroxit kim loại nhóm IA


2. Cho 4g oxit của một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch halogenhidric có nồng độ 1M thì thu được 9.5 g muối khan... xác định tên kim loại và halogen
 
E

elf97

1. cho 8 g oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm VIA tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch hidroxit kim loại nhóm IA có nồng độ 1M thì sau phản ứng thu được 14,2g muối trung hòa xác định công thức oxit của R và hidroxit kim loại nhóm IA

giải
đặt kim loại nhóm IA là B => CT hidroxit của kim loại đó là BOH
CT oxit cao nhất của R là $ RO_3$
số mol của BOH là $ n_{BOH} = 0,2.1 = 0,2 mol $

PT $ RO_3 + 2BOH ----> B_2RO_4 + H_2O$
-----0,1------0,2-------------0,1
theo bài ra ta có :
$ (M_R + 16.3 ). 0,1 = 8 <=> M_R + 48 = 80 => M_R = 32 $
=> R là S

mặt khác ta có: $ M_{B_2RO_4} = 14,2$
<=> $ 0,1(2M_B+ M_R + 16.4) = 14,2$
<=> $ 2M_B+ M_R + 16.4= 142 $
<=> $ 2M_B + 32 + 64 = 142 $
<=> $ 2M_B = 46 => M_B = 23 $
=> B là Na

vậy CT oxit của R là $ SO_3$
và hidroxit của kim loại nhóm IA là NaOH


2. Cho 4g oxit của một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch halogenhidric có nồng độ 1M thì thu được 9.5 g muối khan... xác định tên kim loại và halogen

bài 2 tương tự nhá
đặt CT oxit là RO ( vì kim loại thuộc nhóm IIA)
dd halogenhidric là HB ( đặt halogen là B)
số mol của HB àl $ n_{HB} = 0,2.1 = 0,2 mol $
PT :$ RO + 2HB ---> RB_2 + H_2O $
------0,1------0,2-------0,1
theo bài ra ta có:
$ m_{RO} = 4 $
<=> $ 0,1 ( M_R + 16) = 4$
<=. $ M_R + 16 = 40 <=> M_R = 24 $ => R là Mg

mặt khác ta cũng có
$ 0,1 ( M_R + 2M_B) = 9,5$
$<=> M_R + 2M_B = 95 $
$<=> 24 + 2M_B = 95 $ <=> $ 2M_B = 71 => M_B = 35,5 $ => B là Cl
VẬY
tên kim loai là Mg
tên phi kim là Cl
 
Last edited by a moderator:
O

ongbaby_97

[ hóa 10] bán kính nguyên tử

1. Nguyên tử Au có bán kính nguyên tử = bao nhiêu nếu DAu = 19,36 g/cm3, nguyên tử khối Au = 197 trong tinh thể Au thì phần rỗng chiếm V=26%

2. Cho DFe = 7,84 g/cm3, khối lượng mol của Fe là 56g. Trong tinh thể các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích của tinh thể. Tính bán kính nguyên tử Fe?

3. Cho Fe có bán kính nguyên tử là 1,28 A, khối lượng mol là 55,98g. Các nguyên tử chiếm 74% thể tích của tinh thể. Tính D của Fe
 
S

sd_of_hocmai

Bạn có thể sử dụng Ct này cho nhanh
$D=\frac{3MP}{4pi.r^3.N_A}$ với P là độ đặc khít
 
N

noinhobinhyen

công thức :


$r=\sqrt[3]{\dfrac{3M%V}{4.3,14.D.6,023.10^{23}}}$

Ở đây V là thể tích đặc = 100% - thể tích rỗng
 
Top Bottom