[Hóa 10] bài tập về oxi - lưu huỳnh

A

aceonlinevn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trắc nghiệm
O-S101.jpg

Tự luận
O-S102.jpg


Đây là một số pài của trường mình, các bạn tham khảo nhá :)>-
 
Last edited by a moderator:
T

thienthanlove20

Bài 1: [TEX]n_{H_2} = 0,35 mol[/TEX]

PTHH:

Mg + H2SO4 ----> MgSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 ------> FeSO4 + H2

Theo PTHH, ta thấy: tổng [TEX]n_{H_2SO_4[/TEX]} = tổng [TEX]n_{H_2}[/TEX] = 0,35 mol

[TEX]\Rightarrow m_{H_2SO_4} = 0,35 . 98 = 34,3 g[/TEX]

Áp dụng đlbtkl, ta có:

[TEX]m_{hhB} + m_{H_2SO_4} = m_{muối} + m_{H_2}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow 13,5 + 34,3 = m_{muối} + 0,35 . 2 [/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow m_{muôi} = 47,3 g [/TEX]

Bài 2: n(CO2) = 0,3 mol

Gọi công thức 2 muối là: M2CO3. Ta có:

M2CO3 + H2SO4 ---> M2SO4 + H2O + CO2
..................0,3................................0,3.......(0,3)

=> m(H2SO4) = 0,3 . 98 = 29,4 (g)

=> m = m(ddH2SO4) = (29,4 . 100) : 24,5 = 120 (g)

Áp dụng ĐLBTKL, ta có:

m(hh) + m(H2SO4) = m(muối) + m(H2O) + m(CO2)

=> 9,8 + 29,4 = m(muối) + 0,3 . 18 + 0,3 . 44

<=> a = m(muối) = 20,6 (g)
 
Last edited by a moderator:
K

khiyto

câu 1: hh A gồm O2 và O3 có tỉ khối so vs H2 bằng 19,2. hh hợp B gồm CO và H2 có tỉ khối so vs H2 là 3,6. trộn A vs B sau đó đốt cháy hoàn toàn. để phản ứng vừa đủ cần phải trộn A và B theo tỉ lệ thích ứng là bao nhiêu?
câu 2: trộn 5,6g Fe vs 2,4g bột S rồi đun nóng 1 thời gian(trong đk k có không khí) thu được hh chất rắn M. cho M tác dụng vs lượng dư dung dich HCl giải phóng hỗn hợp khí còn lại phần không tan G. để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ bao nhiêu lít oxi?
 
R

razon.luv

Câu 1: chưa học
Câu 2: X ở đây là cái gì hả bạn?
Nếu X là hỗn hợp khí thì
Fe + S -> FeS
gọi số mol Fe phản ứng là x
số mol Fe sau phản ứng là 0,1 - x
số mol S sau phản ứng là 0,075 - x
số mol FeS là x
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
FeS +2 HCl -> FeCl2 + H2S
số mol FeCl2 = số mol Fe còn dư và số mol FeS tạo thành = 0,1 - x + x = 0,1 mol
4FeCl2 + O2 + 10H2O = 4Fe(OH)3 + 8HCl.
nFeCl2/4 = nO2 = 0,1/4 = 0,025 mol
2Fe(OH)3 --> Fe2O3 + 3H2O
nung cái này ko dùng đến oxi nên ko tính nhưng phải ghi p.ứ ra ko thì bị trừ điểm :))
hỗn hợp khí X gồm H2, H2S và S
S + O2 -> SO2
số mol S = số mol O2 = 0,075 - x
FeS +2 HCl -> FeCl2 + H2S
n H2S = n FeS = x
2H2S + 3O2 --> 2SO2 + 2H2O
nH2S * 3/2 = nO2 =1,5x
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
nFe = nH2 = 0,1 - x
2H2 + O2 -> 2H2O
nO2 = nH2 / 2 = (0,1 -x) / 2 = 0,05 - 0,5x
tổng số mol O2 phải dùng là
0,025 + 1,5x + 0,075 - x + 0,05 - 0,5x = 0,15 mol
số lit oxi phải dùng
0,15 * 22,4 = 3,36 lit
 
I

inujasa

câu 1: hh A gồm O2 và O3 có tỉ khối so vs H2 bằng 19,2. hh hợp B gồm CO và H2 có tỉ khối so vs H2 là 3,6. trộn A vs B sau đó đốt cháy hoàn toàn. để phản ứng vừa đủ cần phải trộn A và B theo tỉ lệ thích ứng là bao nhiêu?
[tex]{V_A}/{V_B} = {n_A}/{n_B}[/tex] = (x+y)/(z+t) (1)
d(A/H2)=19,2 \Leftrightarrow (32x+48y)/(x+y)=19,2.2 \Leftrightarrow 6,4x=9,6y \Leftrightarrow x=1,5y (2)
d(B/H2)=3,6 \Leftrightarrow (2z+28t)/(z+t)=3,6.2 \Leftrightarrow 5,2z=20,8t \Leftrightarrow z=4t (3)
Thay (2) và (3) vào (1) ta đc:
[tex]{V_A}/{V_B} = {n_A}/{n_B}[/tex] = (2,5y)/(5t) = y/2t (4)
Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sử dụng bảo toàn e, ta có:
4x + 3y = 2z + 2t \Leftrightarrow 9y=10t \Rightarrow y/t=10/9
Thay vào 4 ta đc: [tex]{V_A}/{V_B} = {n_A}/{n_B}[/tex] = 1/2.10/9 = 10/18 = 5/9
Vậy tỉ lệ thể tích là 5/9
 
Top Bottom