[hóa 10]-Bài tập phản ứng - chương II

L

linhtrang2012

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:hòa tan hoàn toàn 8,4g Fe bằng dung dịch HX (X là halogen) loãng dư.Sau phản ứng thu được m(g) muối và 3,36 lít khí H_{2}
a/Xác định tên nguyên tố X
b/Tính khối lượng muối khan thu được
Câu 2:Hai nguyên tó A và B ở hai nhóm A kiên tiếp trong bảng tuần hoàn thuộc nhóm VA,ở trạng thái đơn chất.A và B không phản ứng với nhau.Tổng số proton trong hạt nhân của A và B là 23.Xác định cấu hình electron của A,B
 
H

hthtb22

Bài 1:
$n_{Fe}=n_{H_2}=0.15$
$Fe+ 2HX \rightarrow FeX_2+H_2$
(luôn đúng- đề sai)
Bài 2:
Tổng Proton là 23 nên 2 nguyên tố thuộc nhóm tối đa là VIA; chu kì 3
\Rightarrow hiệu số Proton là : 8

Số Proton 2 nguyên tố lần lượt là lẻ lại sai
 
B

bang_mk123

Bài 2:
Tổng Proton là 23 nên 2 nguyên tố thuộc nhóm tối đa là VIA; chu kì 3
\Rightarrow hiệu số Proton là : 8

Số Proton 2 nguyên tố lần lượt là lẻ lại sai

Nhầm rùi bạn ơi, ở đề đâu có nói là cùng 1 chu kì đâu, bài này giống y sì 1 trong 53 bài ôn cô giáo đang cho mình làm( dài quá hóa QUÁ MỆT, đánh máy cả tuần bận rộn chưa song nên mấy hum nay ko hay lên diễn đàn) Bài này theo mình thì giải như sau: ( đề bạn linhtrang2012 đánh thíu rùi kìa, B thuộc nhóm VA mà )


Hai nguyên tố A và B có tổng số P = 23 => Pa+Pb=23
=> (3+11) \leq 23 \leq (10+18)
=> Nếu Pa< Pb ta có A thuộc chu kì 2 ; B thuộc chu kì 3
Nếu Pa> Pb ta có A thuộc chu kì 3 ; B thuộc chu kì 2.
Nguyên tố B thuộc nhóm VA.
=> B có Z=7 (nếuPb<Pa) => A có Z=14 => A là Si ; B là N( loại vì Si khử N ở nhiệt độ cao)
Hoặc B có Z=15 (nếu Pa<Pb) => A có Z= 6 => A là C; B là P.

Bài 1 thì giải pt ko ra nghiệm => đề sai
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom