[Hóa 10] Bài tập nguyên tử

S

sunflower2112

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Câu 1: Xác định vị trí trong các trường hợp sau:
a) A và B thuộc cùng 1 chu kỳ và ở 2 nhóm liên tiếp. Biết tổng điện tích hạt nhân của A, B là 4.10^18 C

b) X và Y đứng kế nhau trong cùng chu kỳ và có tồng số proton bằng 39.

c) A và B cùng chu kỳ và ở 2 nhóm chẵn kế tiếp có tồng điện tích hạt nhân của 2 nguyên tử A và 1 nguyên tử B là 4,16.10^-18C.

d)A và B cung nhóm A ở 2 chu kỳ liên tiếp có tồng điện tích nguyên tử A và B là 4,8.10^-18C

e) X và Y trong cùng 1 nhóm A và ở 2 chu kỳ liên tiếp có tổng số hạt mang điện là 52

f) A, B, C là 3 nguyên tố thuộc cùng 1 chu kỳ và đứng kế nhau có tổng điện tích hạt nhân là 51.

g) A, B thuộc cùng nhóm chính và ở 2 chu kỳ kế tiếp có tổng hạt mang điện của phân tử [tex]AB_7[/tex] là 256 ( ZB > ZA)
 
D

dhbk2013

Câu 1: Xác định vị trí trong các trường hợp sau:
a) A và B thuộc cùng 1 chu kỳ và ở 2 nhóm liên tiếp. Biết tổng điện tích hạt nhân của A, B là 4.10^18 C

Gợi ý : Chỗ này phải là $4.10^{-18}$ C em nhé ! =>$ Z_A + Z_B = \frac{4.10^{-18}}{1,6.10^{-19}} = 25$.
Vì A và B thuộc cùng 1 chu kỳ và ở 2 nhóm liên tiếp => $2Z_A = 24 => Z_A = 12$ (Mg) và $Z_B = 13$ (Al)


b) X và Y đứng kế nhau trong cùng chu kỳ và có tồng số proton bằng 39.

Tương tự câu a )

c) A và B cùng chu kỳ và ở 2 nhóm chẵn kế tiếp có tồng điện tích hạt nhân của 2 nguyên tử A và 1 nguyên tử B là $4,16.10^{-18}$C.

Gợi ý : Tương tự chỉ khác nằm ở 2 nhóm chẵn : $2Z_A = 24 => Z_A = 12 $ (Mg) và $Z_B = 14 $( Si)

d)A và B cung nhóm A ở 2 chu kỳ liên tiếp có tồng điện tích nguyên tử A và B là $4,8.10^{-18}$C

Gợi ý : tính tổng $Z_A + Z_B$ tương tự câu a em nhé! => $2Z_A = 22 => Z_A = 11 (Na) và Z_B = 19 (K)$

e) X và Y trong cùng 1 nhóm A và ở 2 chu kỳ liên tiếp có tổng số hạt mang điện là 52

Gợi ý : $4Z_A = 36 => Z_A = 9 (F) => Z_B = 17 (Cl)$

f) A, B, C là 3 nguyên tố thuộc cùng 1 chu kỳ và đứng kế nhau có tổng điện tích hạt nhân là 51.

Gợi ý : $3Z_A = 48 => Z_A = 16 (S) ; Z_B = 17 (Cl) ; Z_C = 18 (Ar)$

g) A, B thuộc cùng nhóm chính và ở 2 chu kỳ kế tiếp có tổng hạt mang điện của phân tử $AB_7$ là 256 ( ZB > ZA)

Gợi ý : $2Z_A + 14Z_B = 256 => 16Z_A = 144 => Z_A = 9 (F) => Z_B = Cl$
 
S

sunflower2112

cho em hỏi ở câu 1: ở chỗ A, B thuộc cùng chu kỳ ở 2 nhóm liên tiếp mà 2ZA = 24. Em không biết sao có được 2ZA = 24
 
D

dhbk2013

Câu 1 : Chỗ $2Z_A = 24$ tức là : $Z_A + (Z_A + 1) = 25$ . Do theo đề bài A và B thuộc cùng 1 chu kỳ và ở 2 nhóm liên tiếp mà em !!. còn có chỗ nào không hiểu nữa thì cứ gửi tin nhắn cho anh chứ nói thế này gọi là spam em nhé !!!
 
S

sunflower2112

Em có 2 bài tập này:
câu 1: ion M3- có tổng số hạt là 111. Trong đó số electron bằng 48% số khối. Tìm số p, n, A.

Câu 2: Hợp chất M và X có công thức MX. Số notron của X lớn hơn M là 26 hạt. Tổng số hạt trong MX là 174. Xác định vị trí của X.
Em đọc đề không hiểu rõ lắm. hướng dẫn cho em nhé!
 
A

alexandertuan

câu 1
tổng hạt 2Z + N=111-3 (vì M3- nhận 3)=108
$\dfrac{Z}{Z+N}$*100=48
lập hệ rồi giải
 
Top Bottom