[Hoá 10] Bài tập muối sunfua

S

sunflower2112

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Đốt cháy hết 125,6 gam hỗn hợp FeS2 và ZnS thu được 71,68 lít khí SO2 ( 0,8 atm ; 163,8 độ C). Tính khối lượng FeS2 và ZnS trong hỗn hợp.

Câu 2:
Nung hỗn hợp Fe, Cu, S đến khi phản ứng hoàn toàn. Cho toàn bộ chất rắn thu được vào dung dịch HCl (dư) thu rắn không tan A và 8,96 lít khí B.
Dẫn toàn bộ khí B vào dung dịch Pb(NO3)2 (dư) thu 23,9 gam kết tủa.
Đem toàn bộ rắn A sấy khô và nung nóng ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi thu 3,36 lít SO2.
Đem cân lại chất rắn thì thấy khối lượng giảm đi 0,8 gam. Tính khối lượng Fe, Cu, S trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3:
Chất X vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. Hãy lấy ví dụ minh họa cho các trường hợp X là: đơn chất, oxit axit, oxit bazo, axit, muối
 
R

rong_an_minh

Câu 1:
Đốt cháy hết 125,6 gam hỗn hợp FeS2 và ZnS thu được 71,68 lít khí SO2 ( 0,8 atm ; 163,8 độ C). Tính khối lượng FeS2 và ZnS trong hỗn hợp.

$n_{SO_2}=1,6mol$

lấy xmol FeS2 và ymol ZnS

$\begin{cases} 120x+97y=125,6 \\ 2x+y=1,6 \end{cases}$
x=0,4mol --> m
y=0,8mol --> m

Câu 2:
Nung hỗn hợp Fe, Cu, S đến khi phản ứng hoàn toàn. Cho toàn bộ chất rắn thu được vào dung dịch HCl (dư) thu rắn không tan A và 8,96 lít khí B.
Dẫn toàn bộ khí B vào dung dịch Pb(NO3)2 (dư) thu 23,9 gam kết tủa.
Đem toàn bộ rắn A sấy khô và nung nóng ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi thu 3,36 lít SO2.
Đem cân lại chất rắn thì thấy khối lượng giảm đi 0,8 gam. Tính khối lượng Fe, Cu, S trong hỗn hợp ban đầu.

$n_{khí}=0,4mol$
$n_{H_2S}=0,1mol = n_{FeS}$
--> $n_{H_2}=0,3mol = n_{Fe}dư$
--> $n_{Fe}=0,4mol$
$n_{SO_2}$=0,15mol
$CuS + \dfrac{3}{2}O_2 --> CuO + SO_2$
Áp dụng tăng giảm khối lượng --> $n_{CuS}=0,05mol --> n_{SO_2}=0,05mol$ --> S dư 0,1mol

--> $m_{Fe}=0,4.56$
--> $m_{Cu}=0,05.64$
--> $m_S=(0,1+0,05+0,1)32$

Câu 3:
Chất X vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. Hãy lấy ví dụ minh họa cho các trường hợp X là: đơn chất, oxit axit, oxit bazo, axit, muối

-$Cl_2$
-$SO_2$
-FeO
-HCl
-$CrCl_2$
 
Top Bottom