[Hóa 10] Bài tập hay

I

i_am_challenger

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Đốt cháy 2,704g 1 đơn chất R trong [tex]O_2[/tex]. Toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn bằng 100ml dd NaOH 25% (d= 1,28g/ml), sau phản ứng thu được dd A có C% NaOH giảm 4%, dd A có khả năng hấp thụ tối đa 17,92 lít [tex]CO_2[/tex]. Hãy xá định đơn chất R đem đốt.
Câu 2: [tex]Al + HNO_3 \rightarrow Al(NO)_3 + NH_4NO_3 + NO + NO_2 +H_2O[/tex]
Cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng electron. Biết Al phản ứng với 16x (mol) [tex]HNO_3[/tex] thì tạo ra hỗn hợp khí (NO + NO_2) có tỉ khối hơi với [tex]H_2 = 19[/tex] và có tỉ khối hơi là 10 76x (mol).

các bạn giải gấp giúp mình. Mình đang cần gấp.:D
 
I

i_am_challenger

Câu 1: Đốt cháy 1 ít bột Cu trong không khí. Sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng được lên 1/6 khối lượng của bột Cu ban đầu. Hãy xác định % theo khối lượng của các chất rắn thu được sau khi đun nóng.
Câu 2: Cho phản ứng sau
[tex]Al + HNO_3 \rightarrow Al(NO)_3 +NH_4NO_3 + NO + NO_2 + H_2O[/tex]
Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron. Biết khi cho m(g) Al tác dụng với 16x (mol) [tex]HNO_3[/tex] thì tạo ra hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với [tex]H_2[/tex] là 17 và có khối lượng là 76x (g).
Câu 3: A và B là 2 nguyên tố nằm trong 2 phân nhóm chính kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (dạng ngắn). Biết A thuộc nhóm VI và tổng số proton trong 2 hạt nhân của A và B là 25. Đơn chất A tác dụng được với đơn chất B. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn.
 
A

acidnitric_hno3

Câu 1: Đốt cháy 1 ít bột Cu trong không khí. Sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng được lên 1/6 khối lượng của bột Cu ban đầu. Hãy xác định % theo khối lượng của các chất rắn thu được sau khi đun nóng.
Bài này không yêu cầu tính KL chỉ tính % nên em có thể đặt KL ban đầu của Cu là 48 g ( cho đẹp thôi)
Sau phản ứng KL tăng lên 1/6 Kl ban đầu => Sau phản ứng KL chất rắn = 48 + 1/6.48 = 56g . Áp dụng tăng giảm KL thôi!
...................2Cu + O2 ---> 2CuO
Theo PT:......128g------------->160g tăng 160-128 = 32g
Theo đề bài:48g......................56g tăng 8g
=> Số mol Cu phản ứng =2. 8/32 = 0,5mol
=> mCU phản ứng = 32g
Sau phản ứng có Cu dư m = 16g, mCuO = 40g => % nhé!

Câu 2: Cho phản ứng sau
[tex]Al + HNO_3 \rightarrow Al(NO)_3 +NH_4NO_3 + NO + NO_2 + H_2O[/tex]
Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron. Biết khi cho m(g) Al tác dụng với 16x (mol) [tex]HNO_3[/tex] thì tạo ra hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với [tex]H_2[/tex] là 17 và có khối lượng là 76x (g).
Câu 3: A và B là 2 nguyên tố nằm trong 2 phân nhóm chính kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (dạng ngắn). Biết A thuộc nhóm VI và tổng số proton trong 2 hạt nhân của A và B là 25. Đơn chất A tác dụng được với đơn chất B. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn.
Biết khi cho m(g) Al tác dụng với 16x (mol) [tex]HNO_3[/tex] thì tạo ra hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với [tex]H_2[/tex] là 17 và có khối lượng là 76x (g).
Xử lí cái này trước nè!
Hỗn hợp khí là NO và NO2 có tỉ khối so với H là 17 => M = 34 . Áp dụng sơ đồ đường chéo thì tính được tỉ lệ số mol là 1:1.
Có m NO +mNO2 = 76x => nNO = nNO2 = x
Chị nghĩ m g Al thì không lập được tỉ lệ đâu.Chắc là x g đó:D
EM xem thử đề nhé. Bước tiếp theo chỉ cần em tìm số mol của NH4NO3 là được,
nHNO3 = 3nAl + nNH4NO3 + nNO+ nNO2
16x = m/9 + nNH4NO3 + x+x
Sau đó em lập tỉ lệ của 3 spk và CB như thường là được:D
Câu 3: A và B là 2 nguyên tố nằm trong 2 phân nhóm chính kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (dạng ngắn). Biết A thuộc nhóm VI và tổng số proton trong 2 hạt nhân của A và B là 25. Đơn chất A tác dụng được với đơn chất B. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn.
Tổng số proton của A, B là 25 => A, B thuộc chu kì nhỏ!
A thuộc VIA => A là O hoặc A là S
A là O => B = 25-8 = 17 => Cl ( thỏa mãn vì nằm ở nhóm VIIA liên tiếp với VIA)
Nhưng loại vì O2 không tác dụng với Cl2
A là S => B = 25 - 16 = 9 => F ( thỏa mãn vì nằm ở nhóm VIIA liên tiếp với VIA)
S tác dụng được với F tạo hc FS6
3F2 + S ( to)----> FS6

Câu 1: Đốt cháy 2,704g 1 đơn chất R trong [tex]O_2[/tex]. Toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn bằng 100ml dd NaOH 25% (d= 1,28g/ml), sau phản ứng thu được dd A có C% NaOH giảm 4%, dd A có khả năng hấp thụ tối đa 17,92 lít [tex]CO_2[/tex]. Hãy xá định đơn chất R đem đốt.
Câu 1: Oxit R pứ với kiềm => oxit R là oxit axit hoặc lưỡng tính
do nNaOH = nCO2 = 0.8 do đó oxit R ko thể là oxit axit vì khi đó nCO2 < nNaOH
nên R là oxit lưỡng tính ; nR2On = x mol
R2On + ( 8 - 2n) NaOH ---> 2Na4-nRO2 + ( 4 - n) H2O
x-----------( 8 - 2n )x
mdd sau = mdd NaOH + mR2On = 128 + x*( 2R + 16n ) = 128 + x2R + 16xn = 130.704 + 16xn
mNaOH dư = 40[0.8 - (8 - 2n) x ] = 32 - 320x + 80nx
dd sau có C%NaOH = (25 - 4 )% = 0.21
=> C% = ( 32 - 320x + 80nx ) / ( 130.704 + 16nx ) = 0.21
<=> 4.55216 = 320x - 76.64nx
<=> x = 4.55216 / ( 320 - 76.64n)
2R-->R2On
2x-----x
=> nR bđ = 2x = 9.10432 / ( 320 - 76.64n)
=> R = mR / nR = 2.704 * ( 320 - 76.64n) / 9.10432
với n = 2 => R = 49.5 ko có kl nào thỏa
với n = 3 => R = 27 ( Al )
các PTPU
Al2O3 + 2 NaOH --> 2NaAlO2 + H2O
NaOH + CO2 --> NaHCO3
NaAlO2 + CO2 + 2H2O --> NaHCO3 + Al(OH)3
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom