[hóa 10] bài kiểm tra học kì 1 của trường chuyên yên bái

T

thanghekhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron (ghi rõ quá trình oxi hóa và quá trình khứ ) .
1. Al + HNO3 -------> Al(NO3)3 + N2O + H2O
2. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 -------> Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
3. FeS2 + O2 -----> Fe2O3 + SO2
4. As2S3 + HNO3 + H2O -----> H3­AsO4 + H2SO4 + NO
5. H2O2 + KMnO4 + H2SO4 ------> O2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 24,3 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO , N2O có tỉ khối so với H2 là 20,25 và dung dịch B . Tính thể tích mỗi khí thoát ra ở đktc .
Câu 3 : ( theo chương trình cơ bản : lớp V,A,K )
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe , Cu ( tỷ lệ mol 1:1 ) bằng HNO3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X ( gồm NO và NO2 ) và dung dịch Y ( chỉ chứa 2 muối và dư ). Tỉ khối của X so với H2 bằng 19.
A,tính khối lượng muối trong dung dịch Y .
B, tính V .
Câu 4 : ( dành cho học sinh lớp : L;T;H )
A, cho A là hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 19,2 ; B là hỗn hợp H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 3,6 . để đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp khí B cần dùng V lít hỗn hợp khí A ở (đktc) . tính V .
B, cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương là 14: 1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất ( do ở đktc) và dung dịch Y . cô cạn dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T . Xác định số mol HNO3 đã phản ứng .
 
E

endinovodich12

Bài làm đây!

Bài 2 :
Theo đề ta có : [tex]n__Al[/tex]=0.9
Từ đó ta có :
-Quá trình oxi hoá :
[tex]Al^0 \rightarrow Al^+3 +3e [/tex]
0.9 ********** [tex]2.7[/tex]
-Qua trình khử :
[tex]N^+5 +3e \rightarrow N^+2 [/tex]
x ****[TEX]3x[/TEX]
[tex]2N^+5 +8e \rightarrow 2N^+1[/tex]
y ******* [tex] 8y[/tex]
[tex]\sum[/tex] e nhường = 3x+8y
Theo định luật bảo toàn e ta có : 3x+8y=2,7(I)
Mặt khác theo đề : - Ta có sơ đồ đường chéo như sau
x mol NO (M=30) ****************3,5
****************[tex]\overline{M}[/tex]=40,5
y mol [tex]N_2O[/tex](M=44)**************10,5
\Rightarrow [tex]\frac{x}{y}=\frac{3.5}{10.5}=\frac{1}{3}[/tex]
\Leftrightarrow pt 3x-y =0(II)
Từ pt (I)và(II) giải ta được : x=0.1;y=0.3
Từ đây ta tìm được : [tex]V__NO=0,1.22,4=2.24(l)[/tex]
[tex]V__N_2O=0,3.22,4=6.72(l)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

Câu 4
a, cho A là hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 19,2 ; B là hỗn hợp H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 3,6 . để đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp khí B cần dùng V lít hỗn hợp khí A ở (đktc) . tính V .
b, cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương là 14: 1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất ( do ở đktc) và dung dịch Y . cô cạn dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T . Xác định số mol HNO3 đã phản ứng .
__________________________________
a)
$\overline{M_{A}}=19,2.2=38,4 \\ \overline{M_{B}}=3,6.2=7,2$
Gọi a là tỉ lệ mol của $O_2$
b, c lần lượt là số mol của $H_2$, $CO$
Ta có:
$32a+48.(1-a)=38,4$
\Rightarrow $a=0,6 \ b=0,4$
\Rightarrow Trong A có 60% $O_2$ và 40% $O_3$
$n_B=\dfrac{8,64}{7,2}=1,2 \ (mol)$
Ta có hê:
$\left\{\begin{matrix} b+c=1,2 \\ 2b+28c=8,64 \end{matrix}\right.$
\Rightarrow$b=0,96 \ c=0,24$
Bảo toàn nguyên tố:
$n_{H_2O}=n_{H_2}=0,96 \\ n_{CO_2}=n_{CO}=0,24$
Khối lượng oxi trong sản phẩm (Khối lượng hh A tham gia phản ứng):
$m_{O}=(0,96+0,48).16=23,04 \ (g) \\ n_{A}=\dfrac{23,04}{38,4}=0,6 \ (mol) \\ V_{A}=0,6.22,4=13,44 \ (l)$
 
E

endinovodich12

Câu 3:
Gọi số mol của Fe và Cu lần lượt là : x và y
số mol của NO và [tex]NO_2[/tex] lần lượt là : a và b
Theo đề ta có : - Tỉ lệ mol của Fe và Cu là : [tex]\frac{x}{y}=\frac{1}{1}[/tex]
\Leftrightarrow x-y=0(I)
Mà ta lại có : 56x+64y=12 (II)
Từ đó giải pt (I) và (II) , ta được : x=y=0,1 mol
Mặt khác theo đè ta có :
Quá trình oxi hoá :
[tex]Fe^0 \ rightarrow Fe^+3 +3e[/tex]
[tex]0.1[/tex]**************[tex] 0.3[/tex]
[tex]Cu^0 \rightarrow Cu^+2 +2e [/tex]
[tex]0.1[/tex]**************[tex]0.2[/tex]
\Rightarrow [tex]\sum[/tex] e nhường = 0.3 + 0.2 =0.5 (*)
Theo đề ta có sơ đồ đường chéo như sau :
[tex] a mol NO (M=30)[/tex] ******************** |46-38|=8
**********************[tex]\overline{M}[/tex]=38
[tex] b mol NO_2 (M=46) [/tex] *******************|30-38|=8
\Rightarrow [tex]\frac{a}{b}=\frac{8}{8}[/tex] \Leftrightarrow a=b (*)(*)
-Quá trình khử :
[tex]N^+5 +3e \rightarrow N^+2 [/tex]
*********[tex]3a[/tex] **** [tex]a[/tex]
[tex]N^+5 + 1e \rightarrow N^+4 [/tex]
**********[tex]b[/tex]******b[/tex]
\Rightarrow [tex]\sum[/tex]e nhận = 3a+b
Theo định luật bảo toàn e ta có :
3a+b=0.5 (*)(*)(*)
Lấy (*)(*) thay vào (*)(*)(*) ta được : 4a=0.5 \Leftrightarrow a=b=0.125
Từ đó ta tìm được :
a; [tex]m _Fe^+3= 24.2 (g) [/tex]
[tex]m_Cu^+2 =18.8 (g)[/tex]
b; V= 5.6(l)


Thôi còn bài 1 em xin luôn
a;
8 |[tex]Al^0 ---------> Al^+3 +3e [/tex] - Quá trình oxi hoá
3 |[tex]2N^+5 + 8e ---------> 2N^+5 [/tex] - Quá trình khử
hệ số lần lươt là : 8;30;8;3;15
b;
5| [tex]2Fe^+2 --------> 2Fe^+3 +2e [/tex] -Quá trình oxi hoá
2| [tex]Mn^+7 + 5e --------> Mn^+2 [/tex] -Quá trình khử
hệ số lần lượt là : 10;2;8;5;1;2;8



Không post 2 bài liên tiếp
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom