Sử 7 Hồ Quý Ly

S

shirafune

Hồ Quý Ly là người có lòng yêu nước thiết tha, 1 nhà cải cách táo bạo và có tài được thể hiện qua những cải cách của ông. Tuy nhiên, tiếc rằng những cải cách ông đề ra còn nhiều hạn chế (xem SGK bạn nhé, nhưng đừng lạc đề qua nhận xét về cải cách là được):)!
 
Last edited by a moderator:
F

fairy9x

Hồ QUý Ly là người có lòng yêu nước thiết tha, 1 nhà cải cách táo bạo và có tài được thể hiện qua những cải cách của ông. Tuy nhiên, tiếc rằng những cải cách ông đề ra còn nhiều hạn chế (xem SGK bạn nhé, nhưng đừng lạc đề qua nhận xét về cải cách là được)!
 
Y

yumi_26

Hồ Quý Ly là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại quan nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ của lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.
 
D

djbirurn9x

Hồ Quý Ly là một vị vua thời Hồ. Và cũng chính là người sáng lập ra nhà Hồ, đã có nhiều cuộc cải cách quan trọng nhưng chưa dứt điểm và chưa chú ý đến đời sống nhân dân. Cuối cùng, ông đã bị bắt trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Nhớ thank nha! :D
HAPPY NEW YEAR!​
 
B

boy8xkute

Hồ Quý Ly ( còn có tên là Lê Quý Ly ; 1336–1407) là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại quan nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ của lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.

CÒN ĐÂY LÀ NHẬN XÉT VỀ HỒ QUÍ LY

Về cải cách và chống xâm lược
Sách Hồ Quý Ly và những cuộc cải cách trong lịch sử của Viện Sử học đã nêu nhận định khái quát về Hồ Quý Ly.
Nói chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần.
Hồ Quý Ly, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, là một nhà cải cách có tài nhưng khả năng về quân sự của ông chưa tương đương với tài năng về văn trị. Khi còn làm tướng nhà Trần cầm quân chống Chiêm Thành, Hồ Quý Ly thường bị thua trận (thậm chí đã bị tướng dưới quyền chê là "bất tài"). Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ mong dùng lực đối lực để chống lại kẻ địch đất rộng người nhiều mà không tính tới chiến thuật. Ông than thở với các quan: "Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc bắc". Về điểm này Hồ Nguyên Trừng sáng suốt hơn ông. Khi được Hồ Quý Ly giao phó việc quân sự, Hồ Nguyên Trừng nói "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi". Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly chống lại thế lực ngoại bang của nhà Minh là sự mất lòng dân.
Khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng nên không dám liều mình chết ở Lỗi Giang, dù lúc đó tuổi đã 70.
Hồ Quý Ly là vị vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước..

Về trách nhiệm trước sự xâm lăng của nhà Minh
Sử gia Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược nêu một giả thiết khác hơn về ông.

Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau), thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến, hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước. Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thoán đoạt, và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên lòng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người!
Nhưng đấy là cái tội làm hại riêng cho một họ Hồ mà thôi, còn cái tội làm mất nước Nam, thì ai gánh vác cho Quý Ly?

Tuy nhiên, các sử gia hiện đại có ý kiến cho rằng: Dù nhà Hồ thay ngôi nhà Trần hay không thì nhà Minh vẫn xâm lược. Dẫn chiếu từ thời Trần Phế Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh Đại Việt, nhưng do có người can gián (chưa có thời cơ tốt) nên tạm thôi. Tới khi Minh Thái Tổ qua đời, cháu nội Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) là ông vua ôn hoà lên thay (1398), Hồ Quý Ly chọn thời điểm lấy ngôi nhà Trần (1400) lúc đó khá phù hợp, khi bản thân ông tuổi đã cao. Nhưng biến cố sau đó nằm ngoài dự tính của ông. Không lâu sau (1403), Doãn Văn bị chú là Chu Đệ cướp ngôi. Chu Đệ - Minh Thành Tổ là một vị vua hiếu chiến như vua cha Thái Tổ, và đây cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến Đại Ngu bị xâm lược. Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thì sau khi ông mất, nhà Trần suy yếu và kiệt quệ sau "hoạ Chiêm Thành" cũng sẽ trở thành tiêu điểm cho "lòng tham" của những vua phương bắc hiếu chiến như Chu Đệ.
 
Top Bottom