Hồ Chí Minh_Tác giả, tác phẩm!

Status
Không mở trả lời sau này.
C

conu

Phân tích bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh

Bài làm

“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (Điếu văn của BCH TW Đảng do đồng chí Lê Duẩn đọc)

Từ khắp nơi trên thế giới, người ta ca tụng Hồ Chủ tích là một “anh hùng thần thoại”, “một người vĩ đại của thời đại”, “một lãnh tụ cách mạng có ý chí sắt thép” và sức sống mãnh liệt lạ thường. Vậy thì sức mạnh nào đã tạo nên một con người vĩ đại như thế? Sức mạnh nào đã đến với Bác trong những ngày tháng khổ cực nhất cuộc đời, trong suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”? Nghĩ đến Bác, chúng ta đều không khỏi không khâm phục trước sức mạnh kì diệu ấy ở Người!

Sức mạnh ấy, ta có thể tìm được gần như là trong mỗi bài thơ của Bác, nhất là tập Nhật kí trong tù. Và Tảo giải là một trong số những bài thơ như thế!

“Chất thép Hồ Chí Minh” đó là từ ngữ mà ta vẫn thường hay sử dụng để nói đến cái dũng, cái khí trong thơ Bác. Và ở đây, tuy không trực tiếp nhưng ta đã thấy đựơc gần như thật rõ ràng về cái độ cứng, độ nhọn và sắc bén của một một cách gián tiếp. Đây là một trong những trang nhật kí mà Bác ghi lại những sự việc, hiện tượng khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giải đi.Vì thuộc những trang mở đầu cảu tập Nhật kí trong tù nên dường như không có sự xuất hịên của nỗi bất bình và tuyệt vọng. Tù một con người tự do bỗng vô cớ trở thành một người tù bị đoạ đày cùng cực, thế mà tâm hồn Bác trong mỗi câu thơ, mỗi dòng chữ dường như đều chứa đựng một tinh thần lạc quan, vui vẻ, khí phách luôn giữ vững hơn là sự sụp đổ bi quan. Thật là có lí khi có người so sánh cái dũng khí của Bác, của con người bảo vệ chân lý trong Bác với nhà bác học vĩ đại Galilê hưom ba trăm năm trước, trên con đường đi đến những nhà lao mà vẫn nhận ra cảnh vật dường như đều sáng chói, tươi vui và cũng nghĩ rằng “Dù sao thì trái đất vẫn quay”. Và ở đây, trong bài này, ta cũng sẽ bắt gặp một con người như thế, một hình ảnh vĩ đại như thế. Mở đầu bài thơ Bác viết:

Gà gáy một lần đêm chửa tan

Dùng tiếng gà để chỉ thời gian, để tính thời gian là cách tính quen thuộc của dân gian, và văn chương cũng thường hay nói đến. Câu thơ măng phong cách nhật kí rất rõ ràng, đọc qua ta cứ ngỡ như là một lời thông báo cụ thể về một thời điểm đang in dấu trong cụôc đời mình, một việc làm khá quen thuộc khi ta viết những dòng nhật kí.Cả câu thơ như đóng lạnh lạỉơ một thông báo hết sức khách quan, dường như không hề bộc lộ một cảm xúc, thái độ nào. Nhưung chính hồn thơ lại nằm ngay trong thái độ có vẻ như khách quan ấy: người tù ở đây đang quên đi cảnh ngộ bi đát của mình.Bị giảI đI ngay từ còn rất sớm, phải đối diện cũng cái lạnh, cái rét, cái đói, cái đau đớn…thế nhưng Bác vẫn không để tâm chú ý đến nhiều cái hoàn cảnh khắc nghiệt ấy. Nếu chỉ với chức năng thông báo, thì câu thơ có lẽ đã dư quá nhiều: nói “gà gáy một lần” thì người đọc đã có thể hiểu ngay “đêm chửa tan”. Thế nhưng ở đây, nó không chỉ đơn thuần là như vậy. Câu thơ đem đến cho người ta suy nghĩ: từ trước khi có tiếng gà gáy, người tù đã bị giải đi lầm lũi trên con đường dài mà dường như không hề nhớ đến tình trạng của mình là đang bị giải, và như đang chìm đắm trong những suy nghĩ miên man vì một vấn đề gì đó, thì bỗng dưng chợt giật mình bứùng tỉnh bởi tiếng gà, một âm thanh rất cần thiết để đánh thức trong đêm, bởi không gian vẫn đang còn tối sẫm. Một tiếng gà làm lay động cả không gian và gây ấn tượng mạnh về sự chuyển động của thời gian. Bao nhiêu sự sống đang âm thầm sinh sôi đằng sau cái tiếng gà ấy. ở đây, ta nên chú ý đến mấy từ “đêm chửa tan”, “chửa tan”, chứ không phải là “không tan”, nghĩa là sẽ đến lúc tan và một ngày mới bắt đầu. Câu thơ nói lên bóng tối nhưng lại hé mở đến ánh sáng, nói đến một cái vắng lặng yên tĩnh mà lại gợi lên một quá trình vận động… Cách diễn tả, cách cảm nhận thời gian từ một tiếng gà gáy là một cảm nhận mang tính dân tộc, tính truyền thống cao ở vùng á Đông. Chỉ một tiếng gà mà gợi lên biết bao điều về cách thức cảm nhận thiên nhiên của người thi sĩ.

Màn đêm vẫn chưa tan, thế nhưng tâm hồn Bác đã vượt xa cái không gian dày đẵ mịt mùng đang bao trùm quanh Bác, nó đã đi bằng mọt bước đi với tốc độ nhanh hơn cả thời gian. Và đôi mắt Bác, một đôi mắt vẫn luôn luôn hướng về ánh sáng nên đã tìm thấy nhữung cảnh đẹp lạ thường giữa đêm khuya:

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn

Trong nguyên tác từ “quần” là “bầy”, “đàn” gợi nên một cảm giác đông vui hơn là từ “chòm” trong bản dịch, từ “ủng” không chỉ là “đưa” mà còn là “ôm lấy, họp lại, nâng đi theo”, rất tiếc những nghĩa này lại không được đưa vào bản dịch. Đêm khuya trở nên sống động và huyền ảo: trăng sao đang đón rước nhau đi đến một cõi cao hơn, sáng hơn, chúng đang vượt khỏi cái bóng đen đang phủ che mù mịt dưới mặt đất để vươn khỏi qua đỉnh núi mùa thu. Nừu không có mmọt tâm hồn thi sĩ, không có một tinh thần lạc quan, không có cái dũng khí của một người chiến sĩ thì làm sao Bác có một cái nhìn như thế với cảnh thơ mộng?...ở đây, người tù bị giải đi trong đên nhưng vẫn không cô đơn vì đã có trăng sao làm bạn. Có lẽ chính vì vậy mà người chiến sĩ thắng được cái khắc nghiệt của hoàn cảnh:

Người đi cất bước trên đường thẳm,

Rát mặt đêm thu trận gió hàn

Câu thơ giúp ta hình dung ra được một con đường thăm thẳm, heo hút và dày đặc bóng tối cùng cái lạnh đến thấu xương:

Gió sắc tựa gươm mài núi đá

Rét như rùi nhọn chích cành cây.

Nừu chúng ta không biết được Bác viết bài thơ này sau khi dã phải đi bộ đến năm mươi ba cây số một ngày, trên quãng đường dài hai trăm cây số và đã bị giam hơn sáu mươi ngày, thì chúng ta mới biết hết được những nỗi gian truân khổ ải mà Bác đã chịu đựng. Và gìơ đây, con người ấy lại đang đối diện với thời tiết vô cùng khốc liệt: “thu phong trận trận hàn”. Bản dịch thơ vì thiếu đi một chữ “trận” nên đã làm giảm đi rất nhiếu tính khắc nghiệt của những cơn gió núi mùa thu. “Trận trận”, hai từ đi liền với nhau, bổ sung cho nhau về âm điệu lẫn ngữ nghĩa, đã gây một cảm giác mạnh khi diễn ta từng cơn gió lạnh đang thi nhau kéo đến và nối tiếp nhua đổ ập xuống người đi.Và hiện ra giữa khung cảnh ấy là một hình ảnh rất đối lập, một bức tượng sừng sững vững chắc đang hiên ngang giữa trời đất: “Nghênh diện thu phong trận trận hàn”. Câu thơ dịch “Rát mặt đêm thu trận gió hàn” không những làm giảm nhẹ đi cái khốc liệt của thời tiết mà còn đánh mất cái tư thế chủ động hiên ngang cảu người chiến sĩ. Bị giải đi trong gió rét không phải là Bác khôg thấy lạnh, nhưng Bác đã không để cho cái lạnh áp đảo mình. Đó chính là cái tư thế hiên ngang của một con người luôn dám đối diện với hoàn cảnh. Đó cũng chính là nét đẹp khoẻ khoắn của tâm hồn Bác, là cách thể hiện tình ý chí của mình:

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao.

(Đề từ)

Âm thanh bài tơ đến đây bỗng mang cái mạnh mẽ, dữ dội khiến con người ra đi trong báo táp chợt trở nên đẹp đẽ và lãng mạn hẳn lên! “Chất thép” hiện lên thật tự nhiên, khiên tốn và kín đáo…

Đến khổ thơ thứ hai, ta như thấy được một sự chuyển cảnh tài tình. Mốt nhạc của bài ca lên đường bỗng cất cao hơn, hào hùng hơn và đẹp đẽ hơn:

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không.

Cái chân lí của cụoc đời, cái quy luật muôn thuở của tự nhiên đã được Bác diễn tả thật tự nhiên và tinh tế, hết đêm rồi trời phải sáng, mặt trời phải thay thế bóng đêm toả ánh hồng rực rỡ xuống vạn vật cỏ hoa. Bức màn thứ nhất của bài thơ mở ra, để lộ bên trong mmọt bức màn thứ hai với những khung cảnh, những màu sắc hoàn toàn tương phản. Thiên nhiên như được thay đổi, khởi sắc. Bình minh rạng rỡ đang mỉn cười chào gió nhẹ, vậy là trong phút chốc, bóng tối đã bị quét sạch hoàn toàn. Đây có lẽ là sự việc được diễn tả theo dòng tâm trạng. Trước cảnh trời đất tinh khôi, đầy thanh khiết, trái đất được sưỏi ấm bằng từng đợt khí ấm áp đang êm đềm lan toả khắp nơi nơi, ta chợt thấy rằng dường như trong trời đất vũ trụ cũng có cuộc đấu tranh, màu hồng của bình minh đã quết sạch những tàn dư của đêm đen lạnh lẽo. Sự tương phản giữa các màu sắc với sự lấn át rõ rệt của ánh sáng trên bóng tối, của cái màu hồng rạng rỡ ấm áp so với cái màu đen lợt lạt và lạnh lẽo chính là một ý nghĩa hàm ẩn. Nó đã gián tiếp nói lên tinh thần lác quan, niềm tin không gì lay chuyển nổi của nhà thơ vào một tương lai tươi sáng. Hai mảng không gian đặt tương phản bên cạnh nhau đã tạo nên ý nghĩa thẩm mĩ mới, làm nổi bật một bản lĩnh gang thép kiên cường, một tinh thần lạc quan bất khuất và một nhân sinh quan đầy cao đẹp của nhà thơ chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

Bài thơ kết thúc trong hơi ấm chan hoà cảu vũ trụ và thi hứng nồng nàn cảu một tâm hồn thi sĩ:

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ

Người đI thi hứng bỗng thêm nồng.

Còn lại sau một chặng đường dài không phải là lời than vãn, sự mết mỏi, mà traí lại là những thi hứng phát ra từ một trái tim thi sĩ. Hoàn cảnh hết sức oái oăm nên con người thơ đã tự bộc lộ mình. Và ta thấy đây là một con người rất phong phú, rất có tình, chẳng những rất sống mà sức giao cảm của nhà thơ còn như mọt chiếc đũa thần, động đến đâu là ở đó chợt sống dậy và bồng bột tình cảm:

Ngục tù trái tim càng cháy lửa

Xích xiềng không khoá nổi lời ca

Trăm sông nghìn núi chân không ngã

Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa…

(Hoàng Trung Thông)

Dạt dào nguồn sống đến như vậy nên dù trong hoàn cảnh tù đày Bác vẫn có thể trở thành một nhà thơ. Mà dĩ nhiên là phải như vậy thôi! Một trái tim yêu đời, đầy nhiệt huyết như Bác làm sao có thể hờ hững với cảnh thiên nhiên tạo vật đẹp đẽ tinh khôi đến nhường ấy! Và giữa khung cảnh ấy, nếu Bác vẫn coi mình là một “chinh nhân” thì e rằng sé không hợp lí. Trước mắt chúng ta bây giờ không chỉ là hình bóng của một người đi mà còn là một thi sĩ đang tràn đầy thi hứng. Nhưng có phải chăng nó chỉ gói gọn trong nghĩa đó? Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nói rằng “hành nhân” trong câu thơ: “Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn” của Đỗ Mục không dơn giản thuyền tuý là người đi đường bình thường mà đó còn là những người ra đi với một sứ mạng, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nừu quả như thế thì “chinh nhân” hay “hành nhân” ở đây chỉ là sự khác nhau về hình thức còn bản chất, dũng khí chưa hẳn đã có gì khác. Nhưng dù sao, dù “chinh nhân” hay “hành nhân” thì trong bài thơ, người thi nhân Hồ Chi Minh vẫn hiện ra rõ nét nhất. Dù cho nó có thuộc lớp ý nghĩa nào đi chăng nữa thì cái vẻ đẹp lãng mạn cảu con người vân không bị mất đi.Nguồn thi hứng trong trái tim người chiến sĩ không những không cạn khô mà lại “hốt gia nồng”, lại càng nồng cháy hơn bởi ngọn lửa ấm áp đang bừng lên trong trái tim đầy nhiệt huyết.

Thật không phải rễ ràng mà có được một phong thái như thế. Bác lúc nào cũng chủ động tự tạo ra đựơc một thế giới riêng cho mình. Đó là biểu hiện cao độ của sự bình thản bên trong, đồng thời là kết quả của một cuộc đời đầy sóng gió và đã quen với sóng gió. Theo Lưu Trọng Lư thì đó chính là sự bình tĩnh của một người lái già dặn, đầu đã bạc đi vì sóng gió, đã quen ra khơi vào lộng, Từng thông thuộc mây sao trên trời, đá nghềnh dưới biển. Sóng gió bốn bên mà trong mắt Bác như đã trời quang mây tạnh. Đó cũng là một phong thái bắt nguồn từ vận mạng một dân tộc gian truân nhiều, bão táp lắm và luôn luôn làm chủ được vận mạng cảu mình”.

Có phải chăng vì là một con người như thế, nên ta không hổ thẹn khi nói về Bác như nói về “những con người không lồ” mà Ănghen đã từng ca ngợi, những con người mà thời đại cần có và đã nảy sinh ra họ. “Khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và ý chí, khổg lồ về tài năng bao la và trí thức của mình”.
 
T

trungcba5

ai lam ho em bai nay voi:
nguoi ta van thuong noi NHẬT KÝ TRONG TÙ tỏa ánh sáng của 1 trí tuệ lớn 1 tâm hồn lớn và 1 dũng khí lớn.Chớng minh rằng 1 ánh sáng như thế có thể cảm nhận thấy tờ chùm thơ giải đi sớm
 
R

riotk

giúp em cái nào :
"Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn " phân tích để thấy rõ tâm hồn của bác... đề là như thế còn tâm hồn thế nào là tự tìm hiểu qua 2 câu trên...
 
H

hanhle

Nói đến HCM là đề tài muôn thuở .Thơ của Bác ko những hay mà còn chất chứa tâm tư tình cảm của mình .Thơ Bác luôn hướng tới sự sống ánh sáng và tương lai ,tất cả đều hay và để lại giá trị lớn
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom