- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong bài viết “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” trên tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường.
Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại trong bài “Con phượng Hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh” trên tờ The Straits Times của Singapore: “Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng anh vẫn kính trọng đạo đức của Bác Hồ, và gọi bác là một người Việt Nam chân chính”.
Trên tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.
Xã luận trên tuần báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo viết “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người”.
Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là là một biểu tượng của châu Á. Không những cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: Một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”.
Tờ Tiến lên của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chủ Tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”.
Tính đến nay tượng đài tưởng niệm Bác Hồ đã được xây dựng ở khoảng 20 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi; trong đó có các nước như Chile, CH Dominicana, Mexico, Achentina, Philippines, Singapore, Sri Lanka; Lào và Thái Lan.
Các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, công viên mang tên Bác cũng được xây dựng tại những địa bàn Bác đã từng sống và hoạt động, chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Pháp. Các khu di tích, tưởng niệm Bác là những nơi người dân nước chủ nhà cũng như kiều bào, khách từ trong nước thường xuyên đến thăm viếng. Trong thời gian nửa cuối của thế kỷ trước, nhiều nước đã đặt tên Hồ Chí Minh cho các đường, phố, quảng trường, trường, lớp học... của mình. Ấn Độ là nước đầu tiên có tên đường Hồ Chí Minh.
Tại Ý có đến 21 con đường mang tên Hồ Chí Minh tại nhiều thành phố trên khắp đất nước. Thủ đô các nước như Cu Ba, Mozambique, Angola, Algeria, Nga cũng có đường mang tên Bác.
ps: bài viết hồi năm 2016 và đăng trên mạng cùng trong năm đó. Mãi đến hôm nay mới giới thiệu được
Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại trong bài “Con phượng Hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh” trên tờ The Straits Times của Singapore: “Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng anh vẫn kính trọng đạo đức của Bác Hồ, và gọi bác là một người Việt Nam chân chính”.
Trên tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.
Xã luận trên tuần báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo viết “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người”.
Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là là một biểu tượng của châu Á. Không những cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: Một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”.
Tờ Tiến lên của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chủ Tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”.
Tính đến nay tượng đài tưởng niệm Bác Hồ đã được xây dựng ở khoảng 20 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi; trong đó có các nước như Chile, CH Dominicana, Mexico, Achentina, Philippines, Singapore, Sri Lanka; Lào và Thái Lan.
Các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, công viên mang tên Bác cũng được xây dựng tại những địa bàn Bác đã từng sống và hoạt động, chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Pháp. Các khu di tích, tưởng niệm Bác là những nơi người dân nước chủ nhà cũng như kiều bào, khách từ trong nước thường xuyên đến thăm viếng. Trong thời gian nửa cuối của thế kỷ trước, nhiều nước đã đặt tên Hồ Chí Minh cho các đường, phố, quảng trường, trường, lớp học... của mình. Ấn Độ là nước đầu tiên có tên đường Hồ Chí Minh.
Tại Ý có đến 21 con đường mang tên Hồ Chí Minh tại nhiều thành phố trên khắp đất nước. Thủ đô các nước như Cu Ba, Mozambique, Angola, Algeria, Nga cũng có đường mang tên Bác.
ps: bài viết hồi năm 2016 và đăng trên mạng cùng trong năm đó. Mãi đến hôm nay mới giới thiệu được