HMF Confess HMF Confession số 412: Ba mẹ thương ai hơn?

HMF Confession

HOCMAI Forum Confess
Cu li diễn đàn
7 Tháng tư 2017
168
1,146
131
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình năm nay học lớp 8, mình có 1 em trai 5 tuổi. Hai anh em cách nhau nhiều tuổi nhưng mình thấy ba mẹ luôn bênh vực em trai và không hề thương mình.

3DFEBE3B-E4C2-4550-A1D5-5A1FE6C8AB18.png

Nó luôn được chơi điện thoại thoải mái, còn mình cứ hễ đụng vào sẽ bị mẹ la ngay lập tức. Nó hay vào phòng và lục lọi đồ của mình, khi mình la nó thì nó lại đi mách mẹ.
Mình cảm giác như k ai quan tâm đến mình luôn vậy! Mình nên làm gì vào lúc này đây-_-

------------
VÀO ĐÂY để gửi thông điệp của mình. Chúng tôi sẽ giúp bạn kết nối với những trái tim khác.
Đặc biệt: SẼ KHÔNG MỘT AI BIẾT BẠN LÀ AI!!!

Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi về GIẢI ĐÁP THẮC MẮC HOCMAI FORUM CONFESSIONS

Những chia sẻ sẽ được đăng trong box HOCMAI Forum Confessions
 

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Nhiều phụ huynh đúng là hay có thói quen cưng e nhỏ hơn nhưng k phải là ba mẹ k thương e đâu. Ba mẹ nào cũng thương con hết á. Chị nghĩ vì e lớn hơn nên ba mẹ chỉ muốn e học tập mà k muốn cho e chơi điện thoại ảnh hưởng tới học hành, còn cho e nhỏ chơi nhiều là do bố mẹ lừoi trông con nên cứ quẳng cho nó cái đt để nó chơi và k còn quấy ba mẹ nữa. Cũng vì được chiều nên nó mới có thói quen ỉ lại, động tí là ăn vạ, là mách mẹ.
Mỗi lần e nhỏ vào phòng thì e nhẹ nhàng nhắc nhở bé. Vd như nếu phòng đóng cửa thì e nhớ gõ cửa nhé vì có thể a đang thay quần áo hoặc đang học bài k cô giáo mắng a. E muốn mượn gì thì e phải hỏi a nhá, a cho e mượn được a sẽ lấy cho e chơi, còn đồ này của a học e k được động vào đâu, làm hỏng ba mẹ sẽ mắng e đó. Ngoan a thương, lát a mua bim bim(hay cái gì đó e bé thích) cho e nhá. Thi thoảng có gì ngon như kem, bánh kẹo hoặc đồ chơi e thích thì mua cho e( những cái nhỏ nhặt thôi nhưng trẻ con rất thích). Thi thoảng nói chuyện tâm sự với e nhỏ, kiểu hỏi e hôm nay ở lớp cô giáo cho các e chơi trò gì, có vui không; nay cô giáo dạy e bài hát gì nhỉ e hát cho a và ba mẹ nghe xem nào. Vừa lắng nghe bé nói vừa vỗ tay động viên, khen ngợi bé, gợi chuyện cho bé nói nhiều hơn. Khi bé xem đt hoạt hình hay xem gì đó thì e cũng xem cũng bé 1 lát rồi hỏi e đang xem gì hay thế, nội dung như nào, vừa hỏi vừa đùa với e để bé gần gũi với e hơn.
Trẻ con nhiều đứa cũng rất bướng, nên e cứ thử cách nói nhẹ nhàng, dùng tình yêu để nhắc nhở e sẽ tốt hơn là quát mắng. Và đương nhiên k phải lúc nào nó cũng ngoan, nghe lời; cũng có lúc cần cứng rắn răn đe nhưng ở mức độ phù hợp.
Độ tuổi này đang bắt trước rất nhanh, người lớn nói gì, làm gì nó sẽ làm y thế. Chị cũng có 1 cháu trai 5t, bé hay xem đt, xem nhiều quá đôi khi bé có phản ứng hơi quá như tự yên chẳng làm gì nó cũng đánh cái bốp vào lưng mình mà k hiểu lí do. Chị thì k phải ba mẹ bé nên chỉ giúp được phần nào cháu chị thôi. Chị hay ngồi nói chuyện hỏi han cháu chị để nó tự nhiên, nghiêm túc kể về những việc nó trải qua với tâm trạng rất hào hứng vui vẻ của nó. Hỏi nhưng mình cũng phải giao tiếp với bé trong suốt câu chuyện, đừng để bé nói 1 mình. Dắt bé đi chơi, thi thoảng chị mua quần áo cho nó( rẻ thôi). Nó thấy đồ đẹp, đồ ăn nó thích lắm. Dạy nó từng tí một, từng câu từng chữ. Vd như nó nói trống k thì chị sẽ nói lại câu bé vừa nói và thêm từ "vâng" hoặc "ạ" phía sau.
Mình muốn bé chào mình( người khác) thì mình chào trước. Vd bác chào Tí, nay Tí đi học về rồi à. Bé bảo vâng hoặc k nói gì thì mình sẽ hỏi tiếp bé, con chào bác chưa, bác vừa chào con r đó, nay con quên k chào bác à. Rồi là nhờ bé lấy gì cho mình, mình sẽ cảm ơn bé( cảm ơn nó nó sẽ rất thích sau nó rất hào hứng giúp mình). Mà vd hôm nào mình quên cảm ơn nó, nó còn nhắc mình ấy( bác cảm ơn con chưa).
Có những lúc bé sẽ k thèm trả lời mình đâu, nhưng mình vẫn kiên nhẫn dạy bé và hầu như bé sẽ phản xạ lại những câu mình nói. Hoặc khi bé nói sai, tự khắc bé nhớ ra là cần nói gì lại thì bé sẽ tự sửa câu nói trước đó của bé.
Hoặc có TH khác mà phụ huynh cần chú ý nữa là nhiều người lớn rất hay động chạm vào những chỗ nhạy cảm của con/cháu bé trai kiểu lấy may, quen tay....nhiều khi khiến bé khó chịu. Mình luôn dặn cháu của mình là: con k được cho ai động vào chỗ đó nhé, chỗ đó chỉ để đi vệ sinh thôi, ba mẹ/ cô chú/ ông bà k được sờ đâu, con/cháu k thích điều đó đâu. Và chỉ được cho ba mẹ/ người lớn thay quần áo cho con khi tắm hoặc khi thay đồ thôi nhé. Đi vệ sinh con phải đi đúng chỗ và nhớ đóng cửa lại. Lần sau khi ba mẹ hoặc ai đó chạm vào bé, bé nói luôn với người đó là bác P bảo k được sờ, ... chỉ để đi vệ sinh thôi. Tự khắc người lớn sượng trân và k chạm vào bé nữa. Còn đôi khi nhiều người vô duyên k biết ý thì cần phải có ba mẹ cứng rắn bảo vệ con 1 cách quyết liệt, triệt để.
Trẻ con như 1 tấm gương phản chiếu chính người lớn chúng ta. Nó như 1 tờ giấy trắng và nó bắt đầu tò mò, học hỏi từng tí một. Người lớn cáu gắt nó sẽ cáu gắt, người lớn nhẹ nhàng, yêu thương nó thì nó cũng sẽ dành tình cảm yêu mến lại với người đó.
Chị biết nói với e những điều này có thể hơi sớm nhưng bên cạnh đó chị cũng muốn nói ra để nếu có phụ huynh hay các bạn lớn lớn 1 chút đọc được thì nên thay đổi suy nghĩ, cách thức dạy dỗ trẻ. Nên dùng tình yêu thương đúng cách, phù hợp với môi trường, hoàn cảnh từng đứa trẻ. Đòn roi chỉ nên áp dụng ở 1 số TH cần răn đe( nếu cần thiết).
Đối với mình những đứa trẻ có lòng nhân hậu, thật thà mình rất thích và yêu quý chúng. Trẻ con có thể k cần giỏi quá nhưng cần dạy con làm người tử tế.
 
Top Bottom