Toán Hình thoi

MysticHuyen

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng tư 2017
329
66
76
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho tam giác ABC nhọn. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, AC, AB. Qua N kẻ đường thẳng // với PC cắt BC tại F. Các đường thẳng kẻ qua F // với BN và kẻ qua B //với CP cắt nhau tại O
a) T.g CPNF là hình gì
b) c/m : T.g BDFN là hbh
c)c/m : T.g PNCD là hình thang
đ) c/m : AM = DN
e) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì T.g PNCD là hình thang cân
 

Kent Kazaki

Banned
Banned
9 Tháng hai 2016
198
264
116
22
Novation Digital Music Systems
web.facebook.com
Cho tam giác ABC nhọn. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, AC, AB. Qua N kẻ đường thẳng // với PC cắt BC tại F. Các đường thẳng kẻ qua F // với BN và kẻ qua B //với CP cắt nhau tại O
a) T.g CPNF là hình gì
b) c/m : T.g BDFN là hbh
c)c/m : T.g PNCD là hình thang
đ) c/m : AM = DN
e) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì T.g PNCD là hình thang cân
Hình bạn tự vẽ giúp mình
giải :
a/ Ta có : P là trung điểm AB ( gt )
N là trung điểm AC ( gt )
Do đó : PN là đường trung bình của tam giác ABC
=> PN//BC hay PN//CF
Xét tứ giác PNFC. Ta có
PN//CF ( cmt )
NF//PC ( gt )
Do đó : Tứ giác PNFC là hình bình hành ( Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
b/Ta có : NF//PC ( gt )
Lại có : PC//BD ( gt )
=> NF//BD ( Tính chất bắc cầu )
Xét tứ giác BDFN có :
FD//BN ( gt )
NF//BD ( cmt )
Do đó : Tứ giác BDFN là hình bình hành ( Dấu hiệu nhận biết hình bình hành )
c/Ta có : PNFC là hình bình hành ( CMT )
Do đó : NF = PC ( Tính chất hình bình hành )(1)
BNFD là hình bình hành (CMT)
Do đó : NF = BD ( Tính chất hình bình hành )(2)
(1)(2) => BD =PC ( Tính chất bắc cầu )
Xét tứ giác PCBD. Ta có :
PC//BD (gt)
PC = BD (cmt)
Do đó : Tứ giác PCBD là hình bình hành ( Dấu hiệu nhận biết hình bình hành )
=>BC và PD cắt nhau tại trung điểm mỗi đoạn ( Tính chất hình bình hành )
Mà : M là trung điểm BC (gt)
=> M cũng là trung điểm PD
=> 3 điểm P,M,D thẳng hàng
Ta có : PM là đường trung bình của tam giác ABC
=>PM=[tex]\frac{1}{2}[/tex] AC = AN và PM//AC hay PM// NC hay PD // NC
Xét tứ giác NCDP. Ta có :
PD//NC (CMT)
Do đó : Tứ giác NCDP là Hình thang ( Dấu hiệu nhận biết hình thang )
d/Ta có : DM = PM ( PCDB là hình thang )
Mà : PM = AN (CMT)
=> DM = AN
Xét tứ giác ANDM. Ta có :
DM = AN (CMT)
DM//AN ( Vì PD//AN )
Do đó : ANDM là hình bình hành ( Dấu hiệu nhận biết hình bình hành )
=> AN = MD ( Tính chất hình bình hành )
Câu e tạm thời mình chưa nghĩ ra. Sẽ trả lời bạn sau
Trên đây là bài toán mình đã cố gắng trình bày chi tiết nhất có thể, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.
Chúc bạn học tốt ạ. Thanks
#Shyryn ;)
 
  • Like
Reactions: MysticHuyen

Kent Kazaki

Banned
Banned
9 Tháng hai 2016
198
264
116
22
Novation Digital Music Systems
web.facebook.com
Cho tam giác ABC nhọn. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, AC, AB. Qua N kẻ đường thẳng // với PC cắt BC tại F. Các đường thẳng kẻ qua F // với BN và kẻ qua B //với CP cắt nhau tại O
a) T.g CPNF là hình gì
b) c/m : T.g BDFN là hbh
c)c/m : T.g PNCD là hình thang
đ) c/m : AM = DN
e) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì T.g PNCD là hình thang cân
À rồi. Mình xin làm nốt câu e luôn nha ;)
Xét tứ giác PNCM.Ta có :
PM//NC (PM là Đường trung bình của tam giác ABC ứng với cạnh BC )
PN//MC ( PN là Đường trung bình của tam giác ABC ứng với cạnh AC )
Do đó : PNCM là hình bình hành. ( Dấu hiệu nhận biết hình bình hành )
=> [tex]\hat{P_1}[/tex] = [tex]\hat{C_1}[/tex] ( [tex]\hat{NPM}=\hat{NCM}[/tex] )
Ta có :
PM = [tex]\frac{1}{2}AC[/tex] (CMT)
=> PM + MD =PD = AC ( Vì PM = MD Nên PM+MD = [tex]\frac{1}{2}AC+\frac{1}{2}AC=AC[/tex]=PD)
Xét tứ giác ACDP.Ta có :
AC//PD (GT)
AC=PD (CMT)
Do đó : ACPD là hình bình hành. ( Dấu hiệu nhận biết hình bình hành )
=>[tex]\hat{D_1}=\hat{A}[/tex] ( [tex]\widehat{PDC}=\widehat{BAC}[/tex]
Để : NCDP là 1 hình thang cân thì 2 góc ở đáy phải bằng nhau.
Ta có :
[tex]\widehat{NPD}=\widehat{CDP}[/tex]
Mà : [tex]\widehat{NPD}=\widehat{ACB}(CMT)[/tex]
[tex]\widehat{CDP}=\widehat{BAC}(CMT)[/tex]
=> [tex]\widehat{BAC}=\widehat{BCA}[/tex]
Xét tam giác ABC. Ta có :
[tex]\widehat{BAC}=\widehat{BCA}[/tex] (CMT )
Do đó : Tam giác ABC Cân tại B
Xong.
Vậy là mình đã trình bày nốt câu e rồi nhé. Chúc bạn học tốt ;)
#Shyryn ;)
 
  • Like
Reactions: MysticHuyen
Top Bottom