Toán Hình thang

Kirigaya Kazuto.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng tư 2017
514
1,192
219
Nghệ An
HM Forum

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Do $\widehat{A} + \widehat{B} + \widehat{C} + \widehat{D} = 360^\circ$ nên đpcm $\iff \widehat{C} + \widehat{D} < 180^\circ$
Trên đoạn $CD$ lấy $E$ sao cho $DE = AB$. Sử dụng tam giác bằng nhau (hoặc hình bình hành) ta chứng minh được $BE \parallel AD$ hay $\widehat{BEC} = \widehat{D}$
Xét $\triangle{BEC}$ có $\widehat{BEC} + \widehat{C} + \widehat{EBC} = 180^\circ$, suy ra $\widehat{D} + \widehat{C} = 180^\circ - \widehat{BEC} < 180^\circ$
Từ đó ta có đpcm
 
  • Like
Reactions: Kirigaya Kazuto.

anh quynh

Học sinh
Thành viên
23 Tháng bảy 2017
52
4
26
20
Hà Nội
Cho hình thang cân ABCD (AB//CD) có góc A = 2 góc C. Tính các số đo các góc của hình thang
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Cho hình thang cân ABCD (AB//CD) có góc A = 2 góc C. Tính các số đo các góc của hình thang
Do $AB \parallel CD$ nên $\widehat{A} + \widehat{D} = 180^\circ$, mà $\widehat{A} = 2\widehat{C}$ và $\widehat{D} = \widehat{C}$ nên $3\widehat{C} = 180^\circ$, suy ra $\widehat{C} = 60^\circ$
Từ đó tính được $\widehat{A} = \widehat{B} = 120^\circ$ và $\widehat{C} = \widehat{D} = 60^\circ$
 
  • Like
Reactions: Kirigaya Kazuto.

Kirigaya Kazuto.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng tư 2017
514
1,192
219
Nghệ An
HM Forum
Giải giúp mình nha: Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AD. Gọi M là điểm trên AC sao cho AM= [tex]\frac{1}{2}[/tex] MC. Gọi O là giao điểm của BM và AD. CM:
a) O là trung điểm của AD
b) OM= [tex]\frac{1}{4}[/tex] BM

2. Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Qua trung điểm O của AM, vẽ đường thẳng xy sao cho B và C thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là xy. Gọi A', B', C' lần lượt là hình chiếu của A, B, C trên xy. CMR:AA'=
texed.php
 
Last edited by a moderator:

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
1. Gọi $N$ là trung điểm $CM$, suy ra $AM = MN = NC$. Khi đó $DN$ là đường trung bình trong $\triangle{BCM}$ nên $DN = \dfrac12 BM$ và $DN \parallel BM$, mà $BM$ đi qua trung điểm của $AN$ nên đi qua trung điểm của $AD$, suy ra $O$ là trung điểm của $AD$ và $OM = \dfrac12 DN = \dfrac14 BM$

2. Hạ $MM' \perp xy$ tại $M'$. Khi đó dễ CM được $\triangle{AA'O} = \triangle{MM'O}$ (ch-gn) nên $AA' = MM'$. Hơn nữa, $MM'$ còn là đường trung bình trong hình thang $BB'C'C$ nên $MM' = \dfrac{BB' + CC'}2$. Từ đó ta có đpcm
 
Top Bottom