Phản hồi của hocmai.toanhoc ( Trịnh Hào Quang)
Nói chung cách dựng các chiều cao của các bài toán trong cùng 1 khối hình còn vẫn có sự khác nhau huống chi là các khối hình khác nhau. Song mình nên đặt ra 1 nguyên tắc chung trong khi dựng thêm đường cao
Kinh nghiệm cho thấy:
+ Trường hợp khối hình là các hình chóp: Tứ diện ( chóp tam giác) và chóp tứ giác.
Nếu chúng là chóp đều thì chiều cao chính là trục của đường tròn ngạoi tiếp đáy. Vì vậy cần xác định tâm đường tròn ngạoi tiếp đáy. Nối nó với đỉnh thì nó chính là đường cao.
Còn nếu không phải là chóp đề mà có các yếu tố vuông góc thì bạn cần phải tìm ra 1 đường thẳng vuông góc với đáy. Sau đó dựng đường thẳng song song với đường thẳng ấy ta sẽ được chiều cao.
+ Trường hợp khối hình là lăng trụ: Lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác (hình hộp)
Nếu lăng trụ đứng thì nên dựng các đường thẳng song song với các cạnh bên của lăng trụ, thậm chí có những trường hợp nó chính là các cạnh bên luôn.
Trường hợp lăng trụ xiên thì phải dựa vào các yếu tố đề bài cho để mình dựng chiều cao. Chẳng hạn yếu tố góc, tam giác cân...
=============================================
Anh chỉ có thể nói được như vậy!
Anh chúc em thi đạt kết quả ca!