Văn 9 Hình ảnh người lính thời kỳ chống Pháp qua bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu (Góp ý)

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi mọi người!
Như tiêu đề thì nhờ mọi người nhận xét rồi có gì sửa giùm mình nha!
Thanks!
À giới hạn bài là 13 câu nên mình sử dụng khá nhiều từ nối dẫn đến lặp từ quá! Mong ai vô coi giùm mình rồi góp ý ha!
-----------------------
Qua bài thơ ‘Đồng chí’ của Chính Hữu, ta thấy được hình ảnh của người lính thời kì chống Pháp thật bình dị, giản đơn mà cao đẹp. Đầu tiên những người lính đó đều xuất thân từ vùng quê nghèo khó qua các từ ‘ nước mặn đồng chua’ ‘đất cày lên sỏi đá’. Dù vậy họ có rất nhiều phẩm chất đáng quý của một người lính. Họ có chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc qua câu ‘súng bên súng, đầu sát bên đầu’ được tác giả sử dụng hình ảnh sóng đôi và phép hoán dụ. Họ sẵn sàng bỏ lại mọi thứ vì nghĩa lớn qua từ ‘mặc kệ’ làm cho người lính mang dáng vẻ mạnh mẽ, dứt khoát của một bậc trượng phu nhưng thực sự thì họ vẫn nặng lòng với quê hương qua câu ‘Giếng nước gốc đa nhớ người...’. Tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ kết hợp nhân hóa để gợi nhớ đến quê hương xứ sở, đến vùng quê ngày đêm mong họ về và trong mỗi người lính ấy, hình bóng quê hương vẫn luôn thường trực từ đó nó là nỗi nhớ 2 chiều. Họ đã trải qua những khó khăn gian khổ tột cùng, cơn sốt rét run người, hoàn cảnh thiếu thuốc men, trang phục phong phanh ‘áo rách vai, quần vá’ để từ đó ta thấy được sự khó khăn được tái hiện một cách chân thật. Những từ như ‘đêm nay’ chỉ thời gian, ‘rừng hoang’ chỉ không gian và ‘sương muối’ chỉ thời tiết để ta thấy được hoàn cảnh chiến đấu của họ cũng gian khổ, khắc nghiệt không kém. Nhưng dù vậy họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời và có tâm hồn bay bổng, lẵng mạn đầu tiên là câu ‘Nụ cười buốt giá’ đã thể hiện được không khó khăn gian khổ nào dập tắt niềm tin và nghị lực của người lính. Và hình ảnh đẹp nhất là tình đồng chí, đồng đội thắm thiết qua những cử chỉ như ‘đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ’, từ ‘tri kỉ’ vang lên thật thiêng liêng và xúc động. Và cặp từ sóng đôi ‘ anh – tôi’ đã diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính. Tiếp theo là câu ‘Đầu súng trăng treo’ là hình ảnh thực được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của chính tác giả , là hình ảnh giàu sức tạo hình và gợi lên liên tưởng bất ngờ, kì thú : súng và trăng là gần với xa; là thực tại và mộng mơ; chiến tranh với hoà bình; chiến sĩ với thi sĩ và từ đó những người lính cầm súng trên tay vì lý do, lí tưởng cao đẹp là bảo vệ quê hương, giành lại độc lập, hòa bình cho tổ quốc. Qua tất cả những ý trệ, ta thấy được rằng những người lính sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do, vì lý tưởng cao đẹp và dù khó khăn như thế nào thì họ vẫn lạc quan yêu đời.
@Nhật Hạ !
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Hi mọi người!
Như tiêu đề thì nhờ mọi người nhận xét rồi có gì sửa giùm mình nha!
Thanks!
À giới hạn bài là 13 câu nên mình sử dụng khá nhiều từ nối dẫn đến lặp từ quá! Mong ai vô coi giùm mình rồi góp ý ha!
-----------------------
Qua bài thơ ‘Đồng chí’ của Chính Hữu, ta thấy được hình ảnh của người lính thời kì chống Pháp thật bình dị, giản đơn mà cao đẹp. Đầu tiên những người lính đó đều xuất thân từ vùng quê nghèo khó qua các từ ‘ nước mặn đồng chua’ ‘đất cày lên sỏi đá’. Dù vậy họ có rất nhiều phẩm chất đáng quý của một người lính. Họ có chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc qua câu ‘súng bên súng, đầu sát bên đầu’ được tác giả sử dụng hình ảnh sóng đôi và phép hoán dụ. Họ sẵn sàng bỏ lại mọi thứ vì nghĩa lớn qua từ ‘mặc kệ’ làm cho người lính mang dáng vẻ mạnh mẽ, dứt khoát của một bậc trượng phu nhưng thực sự thì họ vẫn nặng lòng với quê hương qua câu ‘Giếng nước gốc đa nhớ người...’. Tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ kết hợp nhân hóa để gợi nhớ đến quê hương xứ sở, đến vùng quê ngày đêm mong họ về và trong mỗi người lính ấy, hình bóng quê hương vẫn luôn thường trực từ đó nó là nỗi nhớ 2 chiều. Họ đã trải qua những khó khăn gian khổ tột cùng, cơn sốt rét run người, hoàn cảnh thiếu thuốc men, trang phục phong phanh ‘áo rách vai, quần vá’ để từ đó ta thấy được sự khó khăn được tái hiện một cách chân thật. Những từ như ‘đêm nay’ chỉ thời gian, ‘rừng hoang’ chỉ không gian và ‘sương muối’ chỉ thời tiết để ta thấy được hoàn cảnh chiến đấu của họ cũng gian khổ, khắc nghiệt không kém. Nhưng dù vậy họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời và có tâm hồn bay bổng, lẵng mạn đầu tiên là câu ‘Nụ cười buốt giá’ đã thể hiện được không khó khăn gian khổ nào dập tắt niềm tin và nghị lực của người lính. Và hình ảnh đẹp nhất là tình đồng chí, đồng đội thắm thiết qua những cử chỉ như ‘đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ’, từ ‘tri kỉ’ vang lên thật thiêng liêng và xúc động. Và cặp từ sóng đôi ‘ anh – tôi’ đã diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính. Tiếp theo là câu ‘Đầu súng trăng treo’ là hình ảnh thực được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của chính tác giả , là hình ảnh giàu sức tạo hình và gợi lên liên tưởng bất ngờ, kì thú : súng và trăng là gần với xa; là thực tại và mộng mơ; chiến tranh với hoà bình; chiến sĩ với thi sĩ và từ đó những người lính cầm súng trên tay vì lý do, lí tưởng cao đẹp là bảo vệ quê hương, giành lại độc lập, hòa bình cho tổ quốc. Qua tất cả những ý trệ, ta thấy được rằng những người lính sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do, vì lý tưởng cao đẹp và dù khó khăn như thế nào thì họ vẫn lạc quan yêu đời.
@Nhật Hạ !
Bài thơ ‘Đồng chí’ của Chính Hữu cho ta thấy hình ảnh của người lính thời kì chống Pháp thật bình dị, giản đơn mà cao đẹp. Qua các cụm từ "nước mặn đồng chua’ ‘đất cày lên sỏi đá’, ta thấy được những người lính đó đều xuất thân từ vùng quê nghèo khó. Và ở họ ta thấy được rất nhiều phẩm chất đáng quý của một người lính. Tác giả sử dụng hình ảnh sóng đôi và phép hoán dụ ở câu thơ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" để làm rõ ở họ có chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ sẵn sàng bỏ lại mọi thứ vì nghĩa lớn làm cho người lính mang dáng vẻ mạnh mẽ, dứt khoát của một bậc trượng phu bằng một từ dứt khoát mà mạnh mẽ - "mặc kệ". Nhưng thực sự thì họ vẫn nặng lòng với quê hương với câu thơ ‘Giếng nước gốc đa nhớ người...’. Bằng biện pháp hoán dụ kết hợp nhân hóa, tác giả làm ta như gợi nhớ đến quê hương xứ sở, đến vùng quê ngày đêm mong họ về và trong mỗi người lính ấy, hình bóng quê hương vẫn luôn thường trực - đó nó là nỗi nhớ 2 chiều. Những khó khăn gian khổ tột cùng, cơn sốt rét run người, hoàn cảnh thiếu thuốc men, trang phục phong phanh ‘áo rách vai, quần vá’ của họ làm ta thấy được sự khó khăn được tái hiện một cách chân thật. Những từ như ‘đêm nay’ chỉ thời gian, ‘rừng hoang’ chỉ không gian và ‘sương muối’ chỉ thời tiết cho ta thấy được hoàn cảnh chiến đấu cũng không kém phần gian khổ, khắc nghiệt của họ. Nhưng dù vậy ta vẫn thấy được sư lạc quan, yêu đời và có tâm hồn bay bổng, lãng mạn qua câu thơ ‘Nụ cười buốt giá, chân không giày' của họ và dù có khó khăn gian khổ nào dập tắt niềm tin và nghị lực của người lính ấy. Hình ảnh đẹp nhất là tình đồng chí, đồng đội thắm thiết qua những cử chỉ như ‘đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ’, từ ‘tri kỉ’ vang lên thật thiêng liêng và xúc động. Nhất là cặp từ sóng đôi ‘ anh – tôi’ đã diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính. Tiếp theo đó là câu ‘Đầu súng trăng treo’ là hình ảnh thực được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của chính tác giả , là hình ảnh giàu sức tạo hình và gợi lên liên tưởng bất ngờ, kì thú : súng và trăng là gần với xa; là thực tại và mộng mơ; chiến tranh với hoà bình; chiến sĩ với thi sĩ và từ đó những người lính cầm súng trên tay vì lý do, lí tưởng cao đẹp là bảo vệ quê hương, giành lại độc lập, hòa bình cho tổ quốc. Qua tất cả những ý trên, ta thấy được rằng những người lính sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do, vì lý tưởng cao đẹp và dù khó khăn như thế nào thì họ vẫn lạc quan yêu đời.
P/s: Mình sửa lại chút chút... hình như vẫn đủ 13 câu :p
Mà đúng là bạn lặp từ hơi nhiều, bạn có thể sử dụng dấu gạch nối để bổ xung nghĩa cho câu hoặc dùng từ nối, dấu chấm phấy(như cái cuối đã thêm ấy)
Nếu bạn thấy không ổn ở đây thì có thể chỉ tham khảo đôi chút từ cái mình sửa thôi.. Mà nói cho mình nữa...
 
  • Like
Reactions: quân pro
Top Bottom