Cách 1:
Lấy hình chiếu D,E của N trên AB,AC. I,K là trung điểm của MN,NP (M,N,P nằm trên AB,BC,CA)
\Rightarrow MN+NP+PM≥DE
mà DE đạt MIN \Leftrightarrow AN vuông góc với BC (*) (Điều này dễ dàng chứng minh chỉ việc lấy điểm đối xứng của N qua AB,AC )
vậy nếu lấy điểm N là hình chiếu của A trên BC M,N nằm trên AD,AE sao cho MN song song DE (cố đinh)
\Rightarrow đpcm.
Cách 2:
Giả sử tam giác MNP có M thuộc BC; N thuộc AB; P thuộc AC.
Với điểm M cho trước gọi E,F lần lượt là các điểm đối xứng với M qua AB và AC.
Thì : MN=ME; MP=PF
\Rightarrow PMNP=EN+NP+PF≥EF
Vậy ta cần tìm vị trí của M để EF có độ dài nhỏ nhất.
Lại có theo tính chất đối xứng thì
AE=AF (cùng bằng AM)
MAC=CAF
EAB=BAM
\Rightarrow EAF=2BAC (Không đổi)
Tam giác EAF cân ở A có góc EAF không đổi nên EF min \Leftrightarrow AE min \Leftrightarrow AM min
Kẻ AH vuông góc BC thì AM≥AH nên Min AM=AH khi M trùng H khi EF cắt AB,AC tại N,P. Ta dễ dàng chứng minh được N,P là chân đường cao hạ từ B,C đến AB,AC.
Vậy chu vi AMP nhỏ nhất khi có 3 điểm M,N,P là chân 3 đương cao.
Cách 3:
Đây là bài toán bất đẵng thức trong tam giác rất cơ bãn, ở đây có cách giãi THCS cho bài toán