Hóa 9 Hiệu suất phản ứng

giah1664

Học sinh
Thành viên
12 Tháng một 2021
195
141
46
18
Đồng Nai
THCS Bình Đa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là?
( Bài toán này giải theo bảo toàn điện tích được không ạ?)
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,597
361
Hải Phòng
....
Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là?
( Bài toán này giải theo bảo toàn điện tích được không ạ?)
Bài này đâu cần phải dùng đến bảo toàn điện tích đâu nhỉ ?
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là?
( Bài toán này giải theo bảo toàn điện tích được không ạ?)
nAl = 0,4 (mol) ; nFe3O4 = 0,15 (mol)
nH2 = 0,48 (mol)

8Al + 3Fe3O4 -- to --> 4Al2O3 + 9Fe​
Ban đầu : 0,4 --- 0,15
Phản ứng: 8x --- 3x ------------------------------- 9x (mol)​
Sau p.ứng : (0,4-8x) - (0,15 - 3x ) --------------------- 9x (mol)

nH2 = 1,5.nAl (dư) + nFe = 1,5 .(0,4 - 8x) + 9x = 0,48
---> x = 0,04

So sánh : [tex]\frac{0,4}{8 }=0,05 =\frac{0,15}{3}=0,05[/tex]
=> Tính hiệu suất theo Al (cũng có thể tính theo Fe3O4)

H = [tex]\frac{8x}{0,4}.100[/tex]% = 80%

_________________
Nếu dùng eletron :
n e cho = n e nhận
=> 3.nAl3+ + 2.nFe2+ = 2nH2
=> 3.(0,4 - 8x) + 2.9x = 2. 0,48
=> x = 0,04
....
 

giah1664

Học sinh
Thành viên
12 Tháng một 2021
195
141
46
18
Đồng Nai
THCS Bình Đa
Bài này đâu cần phải dùng đến bảo toàn điện tích đâu nhỉ ?
Mình thấy bài này có thể dùng bảo toàn điện tích được nên hỏi thôi ạ

nAl = 0,4 (mol) ; nFe3O4 = 0,15 (mol)
nH2 = 0,48 (mol)

8Al + 3Fe3O4 -- to --> 4Al2O3 + 9Fe​
Ban đầu : 0,4 --- 0,15
Phản ứng: 8x --- 3x ------------------------------- 9x (mol)​
Sau p.ứng : (0,4-8x) - (0,15 - 3x ) --------------------- 9x (mol)

nH2 = 1,5.nAl (dư) + nFe = 1,5 .(0,4 - 8x) + 9x = 0,48
---> x = 0,04

So sánh : [tex]\frac{0,4}{8 }=0,05 =\frac{0,15}{3}=0,05[/tex]
=> Tính hiệu suất theo Al (cũng có thể tính theo Fe3O4)

H = [tex]\frac{8x}{0,4}.100[/tex]% = 80%

_________________
Nếu dùng eletron :
n e cho = n e nhận
=> 3.nAl3+ + 2.nFe2+ = 2nH2
=> 3.(0,4 - 8x) + 2.9x = 2. 0,48
=> x = 0,04
....
Bảo toàn điện tích mình thấy là lý thuyết toàn dùng cho dung dịch thôi cho mình hỏi là bảo toàn điện tích có thể dùng được như này nữa ạ? Và quá trình làm ra vậy nữa ạ
#Ếch: đúng là bảo toàn điện tích cho dung dịch nhưng trong bài này thì dùng bảo toàn điện tích là không cần thiết vì dùng xong cũng chả cần kết quả ấy để làm gì =))
Nếu dùng eletron :
n e cho = n e nhận
=> 3.nAl3+ + 2.nFe2+ = 2nH2
=> 3.(0,4 - 8x) + 2.9x = 2. 0,48
=> x = 0,04
Cho mình biết quá trình của cái bảo toàn electron này với ạ, chỗ Fe mình làm thì không ra ạ
Ai giải đáp giúp với ạ
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom