HIệu suất phản ứng NH3

B

buihuuloc92

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nung nóng hỗn hợp gồm 0,4 mol N2 và 1,6 mol H2 trong bình kín (có xúc tác) rồi đưa về nhiệt độ t0C thấy áp suất trong bình lúc này là P1. Sau đó cho một lượng dư H2SO4 đặc vào bình (nhiệt độ lúc này trong bình là t0C) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là P2 (P1 = 1,75P2). Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 75%. B. 65,25%. C. 50%. D. 60%.
 
H

huyzhuyz

Nung nóng hỗn hợp gồm 0,4 mol N2 và 1,6 mol H2 trong bình kín (có xúc tác) rồi đưa về nhiệt độ t0C thấy áp suất trong bình lúc này là P1. Sau đó cho một lượng dư H2SO4 đặc vào bình (nhiệt độ lúc này trong bình là t0C) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là P2 (P1 = 1,75P2). Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 75%. B. 65,25%. C. 50%. D. 60%.

ĐA: A
Số mol N2 pư: x mol
Sau pư hh còn: 0.4-x mol N2, 1.6-3x mol H2, 2x mol NH3. Áp suất: P1
Cho H2SO4 đặc sẽ làm hh mất đi khí NH3.
Vậy hh sau là: 0.4-x mol N2, 1.6-3x mol H2. Áp suất: P2
Có:
[TEX]\frac{0.4-x+1.6-3x+2x}{0.4-x+1.6-3x}=1,75[/TEX]

\Rightarrow[TEX]x=0.3=>H=\frac{0,3}{0,4}.100%=75%[/TEX]
 
H

hoahong39

Nung nóng hỗn hợp gồm 0,4 mol N2 và 1,6 mol H2 trong bình kín (có xúc tác) rồi đưa về nhiệt độ t0C thấy áp suất trong bình lúc này là P1. Sau đó cho một lượng dư H2SO4 đặc vào bình (nhiệt độ lúc này trong bình là t0C) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là P2 (P1 = 1,75P2). Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 75%. B. 65,25%. C. 50%. D. 60%.
đối các bài tập về dạng này thì nên làm theo cách nào
 
H

huyzhuyz

đối các bài tập về dạng này thì nên làm theo cách nào

(*)Đầu tiên bạn xác định khí nào chắc chắn hết nếu hiệu suất 100%. Ví dụ bài trên là N2 chắc chắn hết nên ta sẽ tính hiệu suất theo N2.
(*)Thứ hai là viết PT phản ứng, đánh số mol ban đầu của các khí.
(*)Thứ ba đặt mol khí vừa xác định phản ứng x mol thì khí kia sẽ là bao nhiêu mol theo tỉ lệ từ PTPƯ.
(*)Cuối cùng xác định được số mol còn lại của các khí và số mol khí mới sinh ra.


Các dạng bài này họ thường cho dữ kiện để tính được tỉ lệ mol giữa hỗn hợp khí ban đầu và hỗn hợp khí lúc sau cùng như cho tỉ lệ áp suất (với cùng điều kiện nhiệt độ, thể tích) hoặc tỉ lệ thể tích (với cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Căn bản là rút ra từ CT: [TEX]n=\frac{p.V}{R.T}[/TEX]
 
Top Bottom