Sử 12 Hiệp định sơ bộ và dân chủ cộng hòa

Thinn

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng mười một 2022
12
12
6
20
Hải Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chủ trương và biện pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà đối phó với thực dân Pháp và Tưởng trong thời gian trước và sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) có gì khác nhau ? Tại sao có sự khác nhau ñó
 
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Chủ trương và biện pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà đối phó với thực dân Pháp và Tưởng trong thời gian trước và sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) có gì khác nhau ? Tại sao có sự khác nhau ñó
ThinnCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

- Ngày 12/12/1946 Ban Thường vụ Trung Ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.

- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

+ Nguyên nhân cuộc kháng chiến: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.

+ Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

+ Kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên kháng chiến: “… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”.

+ Chỉ ra cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi: “Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta”.

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1946.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).

=> Là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: “kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.

- Nhiệm vụ: Kháng chiến chống Pháp xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước về mọi mặt

- Tính chất: cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chất chính nghĩa

* Kháng chiến toàn dân:

- Khái niệm: toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ bằng mọi vũ khí có trong tay và theo khẩu hiệu “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”.

- Phải huy động kháng chiến toàn dân vì:

+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

+ Kháng chiến toàn dân sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp.

+ So sánh lực lượng giữa Việt Nam và Pháp rất chênh lệch.

* Kháng chiến toàn diện

- Kháng chiến toàn diện là cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao... nhưng mặt trận quân sự là quan trọng nhất

- Phải huy động kháng chiến toàn diện vì:

+ Pháp đánh ta trên tất cả các mặt trận nên ta cũng kháng Pháp trên tất cả các lĩnh vực.

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc “kháng chiến kiến quốc”, vừa chiến đấu bảo vệ tổ quốc, vừa xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt.

+ Ta chủ trương kháng chiến toàn dân nên phải phát động kháng chiến toàn diện.

* Kháng chiến trường kì

- Phải kháng chiến trường kì vì:

+ Âm mưu của Pháp là đánh nhanh thắng nhanh nên ta phải đánh lâu dài để đánh bại âm mưu của Pháp.

+ Xuất phát từ chỗ so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệnh, địch mạnh hơn ta về quân sự, kinh tế. Ta chỉ hơn địch về mặt tinh thần. Do đó, ta cần phải có thời gian để chuyển hoá lực lượng làm cho địch yếu dần, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.

* Tự lực cánh sinh

- Ta phải tiến hành tự lực cánh sinh vì:

+ Việt Nam chưa được một nước nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

+ Yếu tố chủ quan bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhất trong cuộc cách mạng. Vì vậy cuộc đấu tranh của nhân dân ta phải do nhân dân ta thực hiện là chính.

- Đảng và chính phủ ta vẫn coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nên vẫn ra sức tuyên truyền, vận động quốc tế, tranh thủ mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

=> Đường lối kháng chiến của Đảng ta là đường lối chiến tranh nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện của dân tộc.
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn

Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
Top Bottom