- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
** Có ý kiến cho rằng: Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với đại diện Chính phủ Pháp là sự thỏa hiệp với kẻ thù.
a. Dựa vào chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách mạng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 6/3/1946, hãy nhận xét ý kiến trên.
b. Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương gì để giải quyết mối quan hệ tiêu hợp tác và đấu tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay?
Làm rõ câu hỏi
a. Ý kiến:
- Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp là sự thỏa hiệp với kẻ thù là không chính xác, không phản ánh đúng thực tiễn lịch sử.
Ý kiến trên không chính xác, vì:
- Ngày 28/2/1946, thực dân Pháp kí với Trung Hoa Dân Quốc, Hiệp ước Hoa - Pháp nhằm đưa quân ra miền Bắc, nhằm thực hiện mưu đồ thôn tính cả nước ta. Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta đứng trước hai sự lựa chọn: 1 là cầm súng chiến đấu chống Pháp hoặc là hòa hoãn, nhân nhượng Pháp. Trước tình thế trên Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp " hoà để tiến", kì với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp Định Sơ bộ ngày 6/3/1946.
- Đảng và Chủ tịch HCM thực hiện giải pháp trên là để tránh cuộc chiến đấu bất lợi cùng một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù, loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là Trung Hoa Dân Quốc và tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
- Với Hiệp định Sơ Bộ , tuy ta chấp nhận cho Pháp đưa quân ra miền Bắc và nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi nhưng đó là là sự nhân nhượng có nguyên tắc, nền độc lập chủ quyền phải được tôn trọng, chính quyền cách mạng được giữ vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải đứng đầu chính phủ.
- Theo hiệp định này, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp, đây là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi.
- Như vậy, việc kí Hiệp định Sơ bộ của Đảng và chính phủ cách mạng hoàn toàn không phải là sự thỏa hiệp với kẻ thù, vì đó là chủ trương, sách lược đúng đắn, khôn khéo, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để làm thất bại âm mưu đen tối của chúng, bảo vệ thành qua của Cách mạng tháng Tám và sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp sau này, điều mà nhân dân ta biết không thể nào tránh khỏi
b. Những chủ trương của Đảng để giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh là "hợp tác là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối". Trong quá trình đẩy mạnh hợp tác, phải kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
- Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, các tổ chức khu vực và quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn bản sắc dân tộc.
a. Dựa vào chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách mạng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 6/3/1946, hãy nhận xét ý kiến trên.
b. Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương gì để giải quyết mối quan hệ tiêu hợp tác và đấu tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay?
Làm rõ câu hỏi
a. Ý kiến:
- Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp là sự thỏa hiệp với kẻ thù là không chính xác, không phản ánh đúng thực tiễn lịch sử.
Ý kiến trên không chính xác, vì:
- Ngày 28/2/1946, thực dân Pháp kí với Trung Hoa Dân Quốc, Hiệp ước Hoa - Pháp nhằm đưa quân ra miền Bắc, nhằm thực hiện mưu đồ thôn tính cả nước ta. Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta đứng trước hai sự lựa chọn: 1 là cầm súng chiến đấu chống Pháp hoặc là hòa hoãn, nhân nhượng Pháp. Trước tình thế trên Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp " hoà để tiến", kì với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp Định Sơ bộ ngày 6/3/1946.
- Đảng và Chủ tịch HCM thực hiện giải pháp trên là để tránh cuộc chiến đấu bất lợi cùng một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù, loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là Trung Hoa Dân Quốc và tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
- Với Hiệp định Sơ Bộ , tuy ta chấp nhận cho Pháp đưa quân ra miền Bắc và nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi nhưng đó là là sự nhân nhượng có nguyên tắc, nền độc lập chủ quyền phải được tôn trọng, chính quyền cách mạng được giữ vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải đứng đầu chính phủ.
- Theo hiệp định này, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp, đây là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi.
- Như vậy, việc kí Hiệp định Sơ bộ của Đảng và chính phủ cách mạng hoàn toàn không phải là sự thỏa hiệp với kẻ thù, vì đó là chủ trương, sách lược đúng đắn, khôn khéo, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để làm thất bại âm mưu đen tối của chúng, bảo vệ thành qua của Cách mạng tháng Tám và sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp sau này, điều mà nhân dân ta biết không thể nào tránh khỏi
b. Những chủ trương của Đảng để giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh là "hợp tác là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối". Trong quá trình đẩy mạnh hợp tác, phải kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
- Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, các tổ chức khu vực và quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn bản sắc dân tộc.