- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Ai cũng biết rằng tổng thống Mỹ có nhiệm kỳ 4 năm, và được tái tranh cử 1 lần. Điều này được ghi rõ trong hiến pháp Hoa Kỳ và qua một chuỗi tranh luận cam go của những bộ óc vĩ đại nhất nước Mỹ thời bấy giờ.
Năm 1787, ghi chép của ngài Madison:
Điều khoản "trong nhiệm kỳ 7 năm" lại được đưa ra xem xét.
Ngài Broom: đề nghị rút ngắn thời hạn của nhiệm kỳ vì bây giờ tổng thống đã được quyền tái cử. Nếu không được tái cử thì nhiệm kỳ dài 7 năm là hợp lý.
Bác sĩ MC.CLurg: đề xuất gạch bỏ chữ " 7 năm" và thay bằng "trong thời gian có tư cách đạo đức tốt". Khi cho phép tái cử, tổng thống tất yếu sẽ phụ thuộc vào cơ quan lập pháp, nhưng sự độc lập của tổng thống cũng hoàn toàn cần thiết như đối với nhánh tư pháp.
Ngài G.Morris: ủng hộ ý kiến này. Đó là biện pháp để có được một chính quyền tốt đẹp. Ông không quan tâm lắm đến việc bầu chọn tổng thống thế nào, nhưng tổng thống phải có quyền giữ chức vụ đó trong nhiệm kỳ "tư cách đạo đức tốt" ( tức là giữ chức vụ suốt đời).
Ngài Broome: hoàn toàn tán thành đề xuất này. Nhiệm kỳ đó sẽ khắc phục khó khăn và trở ngại của chức vụ tổng thống.
Ngài Sherman: nhiệm kỳ suốt đời là không an toàn và không thể chấp nhận được. Vì tổng thống bây giờ đã được quyền tái cử, nên ông ta luôn luôn thể hiện tư cách đạo đức tốt khi thấy cần thiết. Nếu có tư cách tốt, ông ta sẽ được tái cử, còn nếu không, ông ta sẽ bị thay thế trong cuộc bầu cử tiếp theo.
Ngài Madison: nếu nhất thiết phải duy trì tự do, thì quyền lực của nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp phải được tách biệt và nhất thiết phải duy trì sự tách biệt này để họ độc lập với nhau. Nhánh hành pháp không thể độc lập khỏi nhánh lập pháp nếu phải phụ thuộc vào sự hài lòng của cơ quan này để được tái cử. Tại sao lại quy định các thẩm phán không được giữ chức vụ với nhiệm kỳ có thời hạn? Bởi vì bằng cách dễ dãi quá mức trong việc thi hành bổn phận của mình, họ sẽ phải tìm cách thân quen với nhánh lập pháp. Như vậy sẽ làm các nghị sĩ ngầm trở thành người giải thích luật. Cũng như vậy, sự phụ thuộc nhánh hành pháp vào nhánh lập pháp sẽ làm cho các nhà làm luật và người thi hành luật trở nên giống nhau. Theo quan điểm của Montesquieu, những bộ luật chuyên chế sẽ được thi hành bằng cách thức chuyên chế.
Có sự tương đồng giữa nhánh hành pháp và tư pháp trong nhiều khía cạnh. Nhánh tư pháp thi hành luật trong những trường hợp này, còn nhánh hành pháp thi hành luật trong những trường hợp khác. Mỗi nhánh sẽ thi hành và giải thích luật vì các mục đích khác nhau. Nhưng chắc chắn, sự hợp tác giữa tổng thống và quốc hội sẽ gây nhiều nguy hiểm hơn là sự hợp tác giữa quốc hội và tòa án. Vì thế muốn thiết lập một nhà nước Cộng hòa tốt đẹp, tuyệt đối phải tách biệt nhánh hành pháp với lập pháp.
Đại tá Mason: ý kiến này đã được thảo luận trước đây và đã được đa số bác bỏ. Ông tin rằng lần này, ý kiến đó cũng lại bị bác bỏ. Không thể xác định thế nào là tư cách kém và càng khó khăn hơn khi muốn buộc một người giữ cương vị với nhiệm kỳ "có tư cách tốt" ra trước tòa án ( để luận tội và cách chức ông ta ). Ông coi một tổng thống, khi được giữ chức vụ khi cho tư cách đạo đức tốt, chẳng khác gì một viên tổng thống trọn đời nên dễ dàng biến thành nhà nước quân chủ, cha truyền con nối. Nếu đề xuất này được thông qua, ông tin rằng chính ông sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng nữa. Nếu ông không chứng kiến, thì con cháu ông sẽ chứng kiến. Ông tin rằng chỉ có rất ít quý ngài trong căn phòng này mong muốn điều đó và không một tiểu bang nào từ bỏ nguyên lý cộng hòa để tán thành điều đó.
Ngài Madison: không thấy có lý do gì dẫn đến nền quân chủ. Mục đích thật sự của ông là ngăn chặn một việc như vậy. Kinh nghiệm trong chính quyền ta chứng tỏ khuynh hướng ném hết mọi quyền lực vào tay nhánh lập pháp. Thống đốc các tiểu bang có ít quyền hơn nhiều so với quyền hạn vô biên của cơ quan lập pháp. Nếu không có sự kiểm soát và đối trọng tương ứng để kiềm chế sự lạm quyền và bất ổn của nhánh lập pháp, một cuộc cách mạng này hay cách mạng khác là không tránh khỏi. Do vậy, việc duy trì chính quyền cộng hòa đòi hỏi một giải pháp cho vấn đề này, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo các quy tắc cộng hòa cao đẹp.
Ngài G.Morris: cũng căm ghét thể chế quân chủ như bất kỳ quý ngài nào khác và cho rằng phải thiết lập chính quyền cộng hòa để mang lại hạnh phúc cho dân chúng.
Bác sĩ MC.Clurg: không quá e sợ bóng ma của nền quân chủ vì điều đó không dễ dàng xảy ra và cũng không quá quyến luyến với chính thể cộng hòa vì những thể chế độc tài cũng có thể xuất hiện từ mô hình này. Mục đích chủ yếu của ông là thiết lập sự độc lập nhánh hành pháp với nhánh lập pháp. Muốn như vậy, tổng thống phải được bổ nhiệm với nhiệm kỳ suốt đời.
Đề xuất " nhiệm kỳ có tư cách tốt" được đưa lên bỏ phiếu và bị hội nghị bác bỏ:
MA phản đối; CT phản đối; NJ tán thành; PA tán thành; DE tán thành; MD phản đối; VA tán thành; NC phản đối; SC phản đối;GA phản đối
( 6 bang phản đối, 4 bang tán thành ).
Nguồn: sách " Hiến pháp Mỹ được hình thành như thế nào " của Nguyễn Cảnh Bình

Năm 1787, ghi chép của ngài Madison:
Điều khoản "trong nhiệm kỳ 7 năm" lại được đưa ra xem xét.
Ngài Broom: đề nghị rút ngắn thời hạn của nhiệm kỳ vì bây giờ tổng thống đã được quyền tái cử. Nếu không được tái cử thì nhiệm kỳ dài 7 năm là hợp lý.
Bác sĩ MC.CLurg: đề xuất gạch bỏ chữ " 7 năm" và thay bằng "trong thời gian có tư cách đạo đức tốt". Khi cho phép tái cử, tổng thống tất yếu sẽ phụ thuộc vào cơ quan lập pháp, nhưng sự độc lập của tổng thống cũng hoàn toàn cần thiết như đối với nhánh tư pháp.
Ngài G.Morris: ủng hộ ý kiến này. Đó là biện pháp để có được một chính quyền tốt đẹp. Ông không quan tâm lắm đến việc bầu chọn tổng thống thế nào, nhưng tổng thống phải có quyền giữ chức vụ đó trong nhiệm kỳ "tư cách đạo đức tốt" ( tức là giữ chức vụ suốt đời).
Ngài Broome: hoàn toàn tán thành đề xuất này. Nhiệm kỳ đó sẽ khắc phục khó khăn và trở ngại của chức vụ tổng thống.
Ngài Sherman: nhiệm kỳ suốt đời là không an toàn và không thể chấp nhận được. Vì tổng thống bây giờ đã được quyền tái cử, nên ông ta luôn luôn thể hiện tư cách đạo đức tốt khi thấy cần thiết. Nếu có tư cách tốt, ông ta sẽ được tái cử, còn nếu không, ông ta sẽ bị thay thế trong cuộc bầu cử tiếp theo.
Ngài Madison: nếu nhất thiết phải duy trì tự do, thì quyền lực của nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp phải được tách biệt và nhất thiết phải duy trì sự tách biệt này để họ độc lập với nhau. Nhánh hành pháp không thể độc lập khỏi nhánh lập pháp nếu phải phụ thuộc vào sự hài lòng của cơ quan này để được tái cử. Tại sao lại quy định các thẩm phán không được giữ chức vụ với nhiệm kỳ có thời hạn? Bởi vì bằng cách dễ dãi quá mức trong việc thi hành bổn phận của mình, họ sẽ phải tìm cách thân quen với nhánh lập pháp. Như vậy sẽ làm các nghị sĩ ngầm trở thành người giải thích luật. Cũng như vậy, sự phụ thuộc nhánh hành pháp vào nhánh lập pháp sẽ làm cho các nhà làm luật và người thi hành luật trở nên giống nhau. Theo quan điểm của Montesquieu, những bộ luật chuyên chế sẽ được thi hành bằng cách thức chuyên chế.
Có sự tương đồng giữa nhánh hành pháp và tư pháp trong nhiều khía cạnh. Nhánh tư pháp thi hành luật trong những trường hợp này, còn nhánh hành pháp thi hành luật trong những trường hợp khác. Mỗi nhánh sẽ thi hành và giải thích luật vì các mục đích khác nhau. Nhưng chắc chắn, sự hợp tác giữa tổng thống và quốc hội sẽ gây nhiều nguy hiểm hơn là sự hợp tác giữa quốc hội và tòa án. Vì thế muốn thiết lập một nhà nước Cộng hòa tốt đẹp, tuyệt đối phải tách biệt nhánh hành pháp với lập pháp.
Đại tá Mason: ý kiến này đã được thảo luận trước đây và đã được đa số bác bỏ. Ông tin rằng lần này, ý kiến đó cũng lại bị bác bỏ. Không thể xác định thế nào là tư cách kém và càng khó khăn hơn khi muốn buộc một người giữ cương vị với nhiệm kỳ "có tư cách tốt" ra trước tòa án ( để luận tội và cách chức ông ta ). Ông coi một tổng thống, khi được giữ chức vụ khi cho tư cách đạo đức tốt, chẳng khác gì một viên tổng thống trọn đời nên dễ dàng biến thành nhà nước quân chủ, cha truyền con nối. Nếu đề xuất này được thông qua, ông tin rằng chính ông sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng nữa. Nếu ông không chứng kiến, thì con cháu ông sẽ chứng kiến. Ông tin rằng chỉ có rất ít quý ngài trong căn phòng này mong muốn điều đó và không một tiểu bang nào từ bỏ nguyên lý cộng hòa để tán thành điều đó.
Ngài Madison: không thấy có lý do gì dẫn đến nền quân chủ. Mục đích thật sự của ông là ngăn chặn một việc như vậy. Kinh nghiệm trong chính quyền ta chứng tỏ khuynh hướng ném hết mọi quyền lực vào tay nhánh lập pháp. Thống đốc các tiểu bang có ít quyền hơn nhiều so với quyền hạn vô biên của cơ quan lập pháp. Nếu không có sự kiểm soát và đối trọng tương ứng để kiềm chế sự lạm quyền và bất ổn của nhánh lập pháp, một cuộc cách mạng này hay cách mạng khác là không tránh khỏi. Do vậy, việc duy trì chính quyền cộng hòa đòi hỏi một giải pháp cho vấn đề này, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo các quy tắc cộng hòa cao đẹp.
Ngài G.Morris: cũng căm ghét thể chế quân chủ như bất kỳ quý ngài nào khác và cho rằng phải thiết lập chính quyền cộng hòa để mang lại hạnh phúc cho dân chúng.
Bác sĩ MC.Clurg: không quá e sợ bóng ma của nền quân chủ vì điều đó không dễ dàng xảy ra và cũng không quá quyến luyến với chính thể cộng hòa vì những thể chế độc tài cũng có thể xuất hiện từ mô hình này. Mục đích chủ yếu của ông là thiết lập sự độc lập nhánh hành pháp với nhánh lập pháp. Muốn như vậy, tổng thống phải được bổ nhiệm với nhiệm kỳ suốt đời.
Đề xuất " nhiệm kỳ có tư cách tốt" được đưa lên bỏ phiếu và bị hội nghị bác bỏ:
MA phản đối; CT phản đối; NJ tán thành; PA tán thành; DE tán thành; MD phản đối; VA tán thành; NC phản đối; SC phản đối;GA phản đối
( 6 bang phản đối, 4 bang tán thành ).
Nguồn: sách " Hiến pháp Mỹ được hình thành như thế nào " của Nguyễn Cảnh Bình
