Hidro

P

pekun273@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm, magie, nhôm. Các dung dịch H2SO4 loãng và HCl.
a) Viết các PTHH
b) Muốn điều chế được 1,12 lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào và axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất
Bài 2: Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp 2 oxit CuO, Fe3O4 nung nóng thu được 29,6g hỗn hợp 2 kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng 4g. Tính thể tích CO cần dùng (đktc)
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 23,80g hỗn hợp 2 kim loại A, B (A hóa trị II, B hóa trị III) cần dùng vừa đủ 8,96 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp Y gồm 2 oxit của 2 kim loại A và B. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp Y nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 33,40g chất rắn. Cho biết H2 chỉ khử được một trong 2 oxit của hỗn hợp Y. Xác định tên 2 kim loại A, B
 
C

chaugiang81

Bài 1: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm, magie, nhôm. Các dung dịch H2SO4 loãng và HCl.
a) Viết các PTHH
b) Muốn điều chế được 1,12 lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào và axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất

___________________
$Zn + 2HCl --> ZnCl_2 + H_2$
$Mg + 2HCl --> MgCl_2 + H_2$
$2Al+ 6HCl -> 2AlCl_3 + 3H_2$
$Zn + H_2SO_4 --> ZnSO_4 + H_2$
$Mg +H_2SO_4 --> MgSO_4+H_2$
$2Al+ 3H_2SO_4 --> Al_2(SO_4)_3 + 3H_2$
câu b , nH2= 0.05 mol/ em đặt 0.05 mol vào mỗi pthh, từ đó tính m axit , m KL, cái nào nhỏ nhất thì e lấy nhé


Bài 2: Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp 2 oxit CuO, Fe3O4 nung nóng thu được 29,6g hỗn hợp 2 kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng 4g. Tính thể tích CO cần dùng (đktc)
__________________________
$Fe_3O_4 + 4CO ---> 3Fe +4CO_2$
.....................a.............0,75a
$CuO +CO --> Cu +CO_2$
..............b..........b
m hh 2 KL = 42a + 64b = 29,6 (1)
m sắt nhiều hơn m đồng: 42a - 64b= 4 (2)
từ 1 và 2 , e bấm giải hệ tìm a,b.
có a,b lấy (a+b).22,4 ra thì V CO nha em



 
P

pekun273@gmail.com

Hóa 8

còn bài 3 thì s ạ chị lm hộ e lun vs
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 23,80g hỗn hợp 2 kim loại A, B (A hóa trị II, B hóa trị III) cần dùng vừa đủ 8,96 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp Y gồm 2 oxit của 2 kim loại A và B. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp Y nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 33,40g chất rắn. Cho biết H2 chỉ khử được một trong 2 oxit của hỗn hợp Y. Xác định tên 2 kim loại A, B
 
N

nednobita

bài 3 làm như sau
ta có Ax + 2By = 23.8 (1) ( dữ kiện : khối lượng hỗn hợp kim loại )
x+ 3y = 0.8 ( dữ kiện : cần 8.96 lít O2 )
và có dữ kiện cuối cùng là hỗn hợp chất rắn sau khi bị khử bởi H2 còn lại 33.4 gam
thì ta tính đọc số mol Oxi còn trong hỗn hợp là 0.6
TH1 chỉ có A bị khử thì số mol oxi trong hỗn hợp trên là của B \Rightarrow 3y = 0.6 \Rightarrow x = 0.2
mà B hóa trị 3 và không bị khủ thì chỉ có thể là Al \Rightarrow A là Zn
TH2 chỉ có B bị khử ta tính được số mol trong hỗn hợp trên là của A \Rightarrow x =0.6 y = 0.2/3
ta tính : ráp số vào phương trình (1) ta được 0.6A +0.4/3B =23.8
từ đó ta có 23.8 / 0.6 < A,B< 23.8*3/0.4
lúc này ta lục bảng tuần hoàn và thế vô đều không thỏa mãn nên th2 loại
vậy kim loại cần tìm là Zn và Al
 
P

pekun273@gmail.com

Bài 3 ý ạ

viết rõ hộ e vs đc k ạ e vẫn chưa hiểu j
Đốt cháy hoàn toàn 23,80g hỗn hợp 2 kim loại A, B (A hóa trị II, B hóa trị III) cần dùng vừa đủ 8,96 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp Y gồm 2 oxit của 2 kim loại A và B. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp Y nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 33,40g chất rắn. Cho biết H2 chỉ khử được một trong 2 oxit của hỗn hợp Y. Xác định tên 2 kim loại A, B
 
Top Bottom