Văn 8 hịch tướng sĩ

Nguyen Hoang dc

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng bảy 2019
5
1
6
Hà Nội
Marie Curie
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(1) Huống chi ta cũng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. (2) Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà si mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.(3) Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!
(4) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (5) Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Câu 5. Phép tu từ nào đã được sử dụng trong đoạn văn? Những hình ảnh “lưỡi cú diều”, “thân dê chó”, “hổ đói” thể hiện thái độ gì của tác giả?
Câu 6. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng hợp- Phân tích-Tổng hợp để làm rõ lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Đoạn văn sử dụng câu nghi vấn không dùng để hỏi và câu cảm thán (gạch chân và chú thích).
Câu 7. Trong câu (4), theo em, có thể hay các từ “quên” bằng từ “không”, từ chưa” bằng từ “chẳng” được không? Vì sao?
Câu 8: Từ bài hịch, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang vở bàn luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay (Liên hệ với thời covid hiện nay).
 
Last edited:

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
(1) Huống chi ta cũng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. (2) Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà si mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.(3) Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!
(4) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (5) Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Câu 5. Phép tu từ nào đã được sử dụng trong đoạn văn? Những hình ảnh “lưỡi cú diều”, “thân dê chó”, “hổ đói” thể hiện thái độ gì của tác giả?
Câu 6. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng hợp- Phân tích-Tổng hợp để làm rõ lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Đoạn văn sử dụng câu nghi vấn không dùng để hỏi và câu cảm thán (gạch chân và chú thích).
Câu 7. Trong câu (4), theo em, có thể hay các từ “quên” bằng từ “không”, từ chưa” bằng từ “chẳng” được không? Vì sao?
Câu 8: Từ bài hịch, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang vở bàn luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay (Liên hệ với thời covid hiện nay).
Câu 5:
Biện pháp tu từ: Liệt kê
Những hình ảnh “lưỡi cú diều”, “thân dê chó”, “hổ đói” thể hiện thái độ căm giận, uất ức, khinh thường trước quân giặc của tác giả. Bằng những hình ảnh đó tác giả muốn ẩn dụ rằng quân giặc chỉ như những con ác thú không có nhân tính.

Câu 6:
Qua đoạn văn trên ta đã thấy được sự căm phẫn với giặc và lòng yêu nước nồng nàn của tác giả - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tác giả tức giận quân giặc tới nỗi "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa", chỉ giận mình chưa thể "xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Tới đây ta đã thấy được đó là những hành động thường xuyên, lặp đi lặp lại của tác giả và đó là một điều khiến ông day dứt mãi trong lòng. Vậy nên, ông sẵn sàng hi sinh thân mình để đánh đuổi quân giặc đã tới xâm lược đất nước của mình. Dù có phải hi sinh tới nỗi " trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa" thì chỉ cần đánh đuổi được giặc tác giả "cũng vui lòng". Há chẳng phải nỗi niềm của những binh lính, những người dân ta khi nước nhà đang gặp lâm nguy ? Thật là đáng khâm phục! Bằng những từ ngữ sắc bén và đầy biểu cảm, tác giả đã thể hiện được quyết tâm, ý chí muốn đánh đuổi quân giặc. Và với những câu văn biền ngẫu với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp đã lột tả được hết sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị tác giả khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông và khiến nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục. Đoạn văn đã khiến lòng người đọc thêm sục sôi ý chí chiến đấu muốn đánh đuổi lũ quân giặc như “hổ đói”. Đó là lòng yêu nước sâu sắc và lòng căm thù giặc độc ác, tàn bạo. Qua đoạn văn ta cũng thấy được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ l có tài thao lược, điều binh khiển tướng. Hơn thế nữa ông còn là một người có lòng yêu nước sâu sắc, căm thù giặc độc ác, tàn bạo và nguyện hi sinh tất cả để bảo vệ bờ cõi nước nhà'

Chú thích:
-Tác dụng dụng của câu nghi vấn: Khẳng định lại vấn đề
-Tác dụng của câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc khâm phục

Câu 7:
Không. Vì khi thay những từ đó sẽ không lột tả được thái độ, suy nghĩ của tác giả còn còn làm mất đi cái hay của đoạn văn và còn làm người đọc hiểu không đúng nghĩa mà tác giả nói tới.
 
Top Bottom