Văn 8 Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô

HNgan2905

Học sinh
Thành viên
12 Tháng bảy 2018
37
4
21
Hà Nội
Lương Thế Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHIẾU DỜI ĐÔ
đoạn văn: t-p-h nêu lí do chọn thành đại la làm kình đô
đoạn văn: diễn dịch chứng minh văn bản chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp ở cả lý và tình
HỊCH TƯỚNG SĨ
đoạn văn quy nạp nêu tâm trạng của Trần Quốc Tuấn
 

Lê duy việt

Học sinh
Thành viên
27 Tháng hai 2020
24
6
21
Lâm Đồng
Tây sơn
  • Vị thế thành Đại La thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi“.
  • Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.
  • Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
 

Lê duy việt

Học sinh
Thành viên
27 Tháng hai 2020
24
6
21
Lâm Đồng
Tây sơn
Văn bản Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình. Thật vậy, Lý Công Uẩn là 1 vị vua tài ba, hết lòng vì nước vì dân đã đưa ra chiếu dời đô, là văn bản vừa hợp về lý, vừa hợp về tình công bố ý định dời chuyển kinh đô về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) của mình. Đầu tiên, về mặt lý lẽ-lý luận, vua Lý Công Uẩn đã đưa ra những bằng chứng về việc chuyển rời kinh đô của những triều đại phồn thịnh của Trung Hoa (nhà Thương, nhà Chu) và những bằng chứng về hậu quả của việc không chịu rời chuyển kinh đô của nhà Đinh, Lê đó là triều đại không được lâu bền. Từ đây, những bằng chứng được đưa ra để làm tiền đề cho những lý lẽ hợp lý đó là việc chuyển rời kinh đô là để hợp với hoàn cảnh của đất nước, để cho đất nước phát triển và phồn vinh. Ở thời Đinh, nước ta phải đóng đô ở cố đô Hoa Lư để tiện cho việc dựa vào địa hình núi non hiểm trở mà đánh giặc. Còn vào thời Lý Công Uẩn, khi nước nhà được bình yên thì cố đô Hoa Lư sẽ hạn chế khả năng phát triển kinh tế của nước nhà. Chính vì vậy, nhà vua đã đưa ra những lí lẽ đó là chuyển rời kinh đô như vậy là để "tuân theo mệnh trời, hợp với ý dân" vô cùng thuyết phục và thấu tình đạt lý. Tiếp theo, sự hợp tình về lý lẽ còn được thể hiện ở việc nhà vua đưa ra những bằng chứng về địa thế đắc địa và tiềm năng kinh tế to lớn của thành Đại La. Thành Đại La không chỉ có thế đất đẹp mà còn là nơi đồng bằng, vừa tránh được ngập lụt, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp mà cảnh vật cũng vô cùng tươi tốt. Về mặt tình cảm, nhà vua đã bày tỏ nỗi niềm đau xót của mình trước số phận ngắn ngủi của triều đại nhà Đinh và Lê. Hai triều đại không chịu rời chuyển kinh đô khi đã hòa bình khiến cho số phận triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Nhà vua đã thể hiện được những trăn trở, suy tư của mình và tầm nhìn xa trông rộng của mình đối với vận mệnh đất nước. Tóm lại, văn bản Chiếu dời đô là văn bản có sự kết hợp giữa lý và tình vô cùng thuyết phục của 1 vị vua vĩ đại, vì nước thương dân nên đặt nền móng cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước sau này mãi mãi.

;);););)
Chúc bạn làm bài tốt
:Tuzki10:Chicken11
 

Lê duy việt

Học sinh
Thành viên
27 Tháng hai 2020
24
6
21
Lâm Đồng
Tây sơn
Được tin Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt với năm mươi vạn đại binh đang gấp rút chuẩn bị cho mưu đồ xâm lược, nơi kinh thành ngày ngày phải chứng kiến cảnh bọn sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ, Trần Quốc Tuấn căm tức đến quên ăn, quên ngủ.Thái độ ngông cuồng đó của giặc, hành vi kiêu căng đó của chúng cứ diễn đi diễn lại hàng ngày trước mắt ông, hiện ra ngay trong bữa cơm, lúc ngủ bóng lại lởn vởn khiến ông phải tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối. ông băn khoăn khi chợp mắt, lo lắng khi tỉnh dậy bởi thái độ và hành động của giặc, ông lo ngại chiến tranh sẽ xảy ra mà chiến sĩ vẫn chưa một lòng phụ tử, nước sông chưa hòa chén rượu ngọt ngào. Làm sao mà đất nước quê hương chịu nổi gót giày quân giặc, những ngọn cỏ xanh lại mọc nổi trên cánh đồng đất mẹ khi vó ngựa Nguyên Mông tràn sang. Nỗi lo lắng đó cứ thường trực trong lòng người con yêu nước, người tướng tài Trần Hưng Đạo ngày đêm. ông còn hình dung ra cảnh quê hương mình bị dày xéo, nhà cháy, người chết, đói khổ tràn lan. ông đau đớn như ruột của mình bị cắt ra thành từng khúc.Trong thâm tâm Trần Quốc Tuấn, toàn cảnh cuộc chiến tranh đã hiện ra thật rõ. Ông như thấy tất cả. Đó là những tên lính Nguyên Mông hiếu chiến, rạp mình trên lưng ngựa đi đến đâu là đốt phá, giết chóc, cướp giật đến đó. Mẹ già phải ôm xác con mà khóc, em bé phải quỳ bên xác mẹ cha nghẹn ngào, trào tuôn nước mắt. Rồi cả những thái ấp ấm no mà ông đang sống sẽ bốc thành biển lửa, những mái nhà hạnh phúc sẽ biến thành đống tro tàn, lúc đó đau làm sao! – Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chính là toàn bộ tâm trạng băn khoăn, lo lắng của ông trước vận mệnh nước non, trước khung cảnh tan hoang đổ nát của cả non sông, giang sơn gấm vóc này. Đoạn văn đã bộc lộ lòng yêu nước thiết tha của vị Tiết chế làm chúng ta cũng phải đồng cảm với ông.Qua vài lời thôi mà chúng ta và ông thật sự đồng điệu về tâm hồn, về suy nghĩ. Kì diệu thay, ông đã truyền cho chúng ta, cho tướng sĩ dưới quyền cả một nỗi lòng cao quý, cả một tâm trạng thiêng liêng, lòng yêu nước.Nhưng chỉ biết đau đớn, tiếc thương thôi sao? Không, không bao giờ đâu, đất nước ta anh dũng mà, người dân ta kiên cường mà! Họ đâu chỉ biết đau trước nỗi đau mất mát mà họ còn biết làm sao để nỗi đau ấy đừng có nữa. Bọn chúng, kẻ đem chết chóc gieo rắc trên quê cha đất tổ của dân tộc ta, kẻ đem mầm chiến tranh gieo rắc ươm trên quê hương ông phải bị trừng trị.Nhưng đó chỉ mới là ở suy nghĩ, vì chúng chưa tràn sang. Do đó, ông căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Tội ác của chúng xứng đáng trừng phạt như vậy lắm. Bằng hàng loạt những chi tiết cụ thể, sinh động, bằng phép thậm xưng. Trần Quốc Tuấn hùng hồn khẳng định thái độ căm thù tột bậc của ông trước kẻ thù. Khi chúng hiện ra trước mắt, ông chỉ muốn xả thân chúng ra thành từng mảnh, băm nát thân hình chúng để chúng đừng hại dân ông, đừng cướp nước ông. Nhưng trước mắt chỉ có ông đối diện với lòng mình nên ông giận đến run người vì sự căm thù kia không thể thực hiện được bằng hành động. Đây chính là đỉnh cao của lòng yêu nước, của sự căm thù.
 
Top Bottom